Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Mác 3.20-30: "NGƯỜI ĐẦY TỚ CHỊU CÔNG KÍCH"



Mác 3.20-30
NGƯỜI ĐẦY TỚ CHỊU CÔNG KÍCH
Phần giới thiệu
: Có bao giờ bạn bị hiểu lầm chưa? Có bao giờ bạn bị mô tả sai chưa? Có ai đó đã từng lấy lời lẽ và động lực của bạn, vặn cong chúng rồi sử dụng chống lại bạn không? Nếu bạn sống lâu đủ trong thế gian nầy, bạn sẽ đối mặt với loại công kích cá nhân đó.
Tôi nhớ đến một trường hợp ở nhà thờ kia, khi một nhóm trong nhà thờ ấy lấy những cuộn băng ghi âm bài giảng của tôi, họ lắng nghe chúng để tìm kiếm những lời lẽ và cụm từ mà họ không đồng ý với. Những câu nói không thể đồng ý nầy đã được đem đến một buổi nhóm và được sử dụng để công kích tôi theo cách riêng. Lúc bấy giờ, nó gây tổn thương lắm, nhưng đây là một bài học tốt cho tôi. Nó góp phần nhắc cho tôi nhớ rằng tôi tớ của Đức Chúa Trời sẽ bị công kích. Nó cũng nhắc cho tôi nhớ đến lời lẽ của mình trước khi tôi thốt ra chúng vì tôi sẽ được gọi phải trình sổ về chúng.
Chức vụ trên đất của Chúa Jêsus bị vây quanh bởi những cuộc tranh cãi thường xuyên. Gần như mỗi người Ngài gặp gỡ đều hiểu lầm Ngài và những điều Ngài đến thế gian nầy để lo làm. Gần như mỗi người đều phạm sai lầm khi mô tả không đúng lời lẽ và mọi việc làm của Ngài. Những việc Ngài đã làm và đã nói ra trong tình yêu thương đều được sử dụng để công kích Ngài trong sự thù hận!
Chúng ta đã thấy rồi, các nhà lãnh đạo tôn giáo chẳng ưa thích gì đối với Chúa Jêsus. Họ thù ghét Ngài và họ thù ghét mọi sự mà Ngài đã nói và đã làm. Họ xem khinh Ngài nhiều đến nỗi họ đã âm mưu định giết Ngài, Mác 3.6.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy chỉ ra Chúa Jêsus đang bị công kích bởi hai nhóm người. Cả hai cuộc công kích nầy đều có bài học để dạy dỗ chúng ta về cách chúng ta ăn ở với Chúa.
Nếu bạn là một môn đồ của Chúa Jêsus, bạn sẽ hứng chịu sự công kích! Đấy là lời hứa của Ngài cho các môn đồ của Ngài, Giăng 15.18; 1 Giăng 3.13. Không một ai thích nghĩ đến việc bị thù ghét vì cớ đức tin của họ, nhưng bạn không nên lấy làm lạ khi ma quỉ và đám dân đông công kích bạn và đối xử với bạn y như họ đã đối xử với Chúa Jêsus.
Chúng ta hãy nhìn vào những câu Kinh Thánh nầy hôm nay và nhìn thấy loại xét xử mà Chúa chúng ta phải chịu đựng. Khi quan sát Ngài, sự việc nầy sẽ giúp đỡ chúng ta khi chúng ta đối diện với thời điểm bắt bớ của chúng ta. Hãy chú ý những lần công kích mà Chúa Jêsus đã gặp phải khi tôi giảng về đề tài Người Tôi Tớ Chịu Công Kích.
I. BẠN HỮU ĐÃ CÔNG KÍCH SỰ TỈNH TÁO CỦA NGÀI (các câu 20-21).
(Minh họa: Lần công kích đầu tiên trong phân đoạn nầy xuất phát từ một nguồn mà chẳng ai mong đợi hết. Ấy là bạn hữu và gia đình của Ngài. Chúng ta biết là chính gia đình của Ngài do họ không thể vào trong để gặp gỡ Ngài vì cớ đám dân đông nhóm lại ở chung quanh Ngài. Vì thế, họ gửi lời cho Ngài để Ngài biết rõ họ muốn gặp gỡ Ngài, các câu 31-35. Chúng ta sẽ nhìn vào mấy câu nầy thật chi tiết trong phần nghiên cứu kế tiếp của chúng ta).
A. Lý cớ của họ – Chúa Jêsus vừa mới trở về từ một buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm ở trên núi, Luca 6.12, và từ việc lựa chọn 12 người, họ sẽ phục vụ trong vai trò môn đồ của Ngài, các câu 13-18. Ngài và người của Ngài vừa trở về đến thị trấn và đã bước vào trong một ngôi nhà, câu 19. Họ hy vọng có được đôi chút nghỉ ngơi cần thiết.
Mọi chương trình của họ đều bị xua tan bởi một đám đông, những người nầy họ đến với Chúa Jêsus và người của Ngài để xin giúp đỡ. Họ bận rộn lo phục vụ đám dân đông đến nỗi họ không có thời gian để dùng bữa nữa.
Khi các bạn hữu của Ngài nghe nói đến những việc Ngài sắp sửa làm, suy nghĩ ban đầu của họ là Chúa Jêsus đã trở điên rồi. Cụm từ “Ngài đã mất trí khôn” nói chính xác sự việc đó! Tại sao họ nghĩ Chúa Jêsus trở điên chứ? Hãy nhìn vào bằng chứng:
+ Ngài tự xưng mình là Đức Chúa Trời – Mác 2.5
+ Ngài kêu gọi người ta hãy theo Ngài khắp cả xứ để giảng Đạo – Mác 3.13-18
+ Ngài từ chối không chịu nghỉ ngơi và tự chăm sóc mình – Mác 3.20
+ Ngài từ chối không lao động trong vai trò người thợ mộc, thay vì thế lại chọn đi khắp đó đây để giảng đạo.
+ Ngài không lao động để kiếm sống, song tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần của Ngài.
+ Ngài lôi kéo nhiều đoàn dân đông đến nỗi có mối nguy hiểm Ngài sẽ bị đoàn dân lấn ép – Mác 3.9. Mối nguy hiểm cũng thực đến nỗi Chúa Jêsus đã có một chiếc thuyền chờ chực trong trường hợp Ngài cần thoát khỏi sự lấn ép của đoàn dân đông.
+ Tất cả những người có trí khôn và học vấn trong xứ Israel đều tin rằng Chúa Jêsus đã trở điên rồi – Mác 3.22.
Những người bà con của Ngài đã hiểu lầm Chúa Jêsus và chức vụ của Ngài. Vì họ không hiểu được Ngài, họ tưởng Ngài đã dở hơi.
(Minh họa: Cái điều làm cho tôi kinh ngạc là có nhiều người trong thế giới của chúng ta, họ suy nghĩ y như gia đình của Chúa Jêsus vậy. Thí dụ, gia đình kia có đứa con trai hay con gái, và người bạn trẻ ấy khởi sự giang rộng đôi cánh của nó ra một chút. Nó đi ra và làm những việc mà nó được dạy cho không nên làm. Thường thì bố mẹ nó sẽ nói: “Ồ, nó chỉ gieo ra những hột giống hoang thôi mà. Nó sẽ ổn định lại thôi”.
Bạn đến với người bạn trẻ ấy rồi giúp cho nó được cứu. Nó khởi sự sống cho Chúa và làm những việc càn dỡ như đi nhà thờ ba lần một tuần, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, dâng phần mười, sống thanh sạch, ăn mặc đàng hoàng và sinh hoạt giống như một Cơ đốc nhân.
Cũng chính bố mẹ đó, họ đã thứ lỗi trong đời sống của con cái họ không thể sống cho Chúa như họ đã sống. Họ sẽ nói đại loại như sau: “Jêsus kia đã nhồi nhét vào đầu nó! Nó đã trở nên cuồng tín! Tôn giáo ấy đã làm cho nó trở điên cuồng rồi! Hạng người đó trong nhà thờ ấy đã tẩy não đứa con của tôi. Tôi chỉ không hiểu lý do tại sao nó phải sống như thế nữa. Tôi lo cho nó nhiều quá”. Bạn gần như nghĩ họ muốn con cái họ đang sống cho ma quỉ! Tất nhiên, bao lâu con cái họ sống tệ hại hơn họ đang sống, họ chẳng cảm thấy mình bị xét đoán vì lối sống như địa ngục của chính họ. Thế nhưng, bạn để cho con cái mình khởi sự sống một đời sống thánh khiết, thanh sạch và bố mẹ không tin kính của họ thấy xấu hổ về phương thức mà họ đang sinh sống. Họ không thể chịu được như thế.
Ngày nay, bạn sẽ đạt tới những giới hạn đó, không phải ai cũng vui sướng khi bạn được cứu đâu! Sẽ có một số người trong gia đình và giữa vòng bạn bè của bạn, họ sẽ chỉ trích bạn vì dám sống cho Chúa Jêsus. Họ sẽ gọi bạn là dở hơi, lập dị kiểu Jêsus, tôn giáo gàn, cái trục lăn thánh khiết, nhà truyền đạo, chấp sự, v.v… Tất nhiên, Chúa Jêsus đã phán về sự nầy rồi, Mathiơ 10.34-38.
Đừng để cho đám dân đông kia lấn ép bạn! Họ đã gọi D.L. Moody là “Moody khùng”, vì cớ ông sốt sắng cho Chúa. Họ nói Phaolô là “lảng trí rồi”, Công Vụ các Sứ Đồ 26.24. Họ nói Chúa Jêsus là “bị quỉ ám”, Mác 3.22. Họ nói y sự việc đó với Martin Luther, John Bunyan và John Wesley. Nếu phục vụ Chúa Jêsus là lảng trí, thì chúng ta cần phải “được nên thánh trong sự lảng trí” ấy càng hơn nữa trong Hội Thánh chúng ta ngày nay!)

B. Phương cứu chữa cho họ – Hạng người nầy đã đến để bắt lấy Chúa Jêsus. Họ đã đến để xen vào bối cảnh. Cụm từ “cầm giữ Ngài” sát nghĩa có ý nói “dùng sức mạnh để bắt lấy, bắt giữ”. Số người nầy đã đến để bắt lấy Chúa Jêsus, đưa Ngài về lại thành Nazarét để cầm nhốt Ngài cho tới khi nào trí óc Ngài được bình tịnh lại. Nếu họ có bịnh viện tâm thần trong thời đó, Chúa Jêsus sẽ bị số người nầy nhốt kín ở đó.
(Minh họa: Đừng bị sốc bởi những gì gia đình và bạn hữu của bạn sẽ thực hiện để bắt nhốt bạn vì cớ Chúa Jêsus nầy. Họ sẽ tìm cách chỉ ra sự cam kết của bạn. Họ sẽ tìm cách khiến cho bạn thấy mình tội lỗi vì đã đặt Chúa Jêsus và Hội Thánh trên trước họ. Thậm chí họ còn tìm cách để cám dỗ bạn phạm tội nữa đấy. Họ sẽ thử bất cứ điều chi họ có thể để kéo bạn ra khỏi Chúa. Khi làm như thế khiến cho họ trông tốt đẹp hơn trong cái nhìn của họ!
Khi những cuộc công kích của họ đến, hãy vững lòng trong sự bạn cam kết với Ngài, I Côrinhtô 15.58; Galati 6.9. Ngài cứu vớt linh hồn bạn; Ngài thay đổi đời sống bạn; Ngài là Chúa của bạn; chớ không phải họ. Ngài sẽ vùa giúp bạn đứng vững cho Ngài và sống cho Ngài bất chấp những gì người khác có thể bày ngang ngửa trên đường lối của bạn).
II. CÁC KẺ THÙ CÔNG KÍCH TÌNH TRẠNG THUỘC LINH CỦA NGÀI (các câu 22-30).
(Minh họa: Trong khi những người thân của Ngài đang ở bên ngoài bối cảnh tìm cách tạo một sự can thiệp để cứu Chúa Jêsus ra khỏi chính mình Ngài, các thầy thông giáo đang có mặt ở bên trong lắng nghe Chúa Jêsus và quan sát mọi việc làm của Ngài. Số người nầy không công kích sự minh mẩn của Ngài, họ công kích tình trạng thuộc linh của Ngài. Họ không nghĩ Chúa Jêsus là mất trí, họ nghĩ Ngài bị quỉ ám. Chúng ta hãy xem xét cuộc công kích nầy).
A. Cuộc công kích (câu 22) – Số người nầy xem xét lời lẽ và việc làm của Chúa, họ nói: “Người bị quỉ Bê-ên-xê-bun ám, và nhờ chúa quỉ mà trừ quỉ”. Họ gắn các phép lạ của Chúa Jêsus cho quyền lực của ma quỉ. Hơn thế nữa, họ tố cáo Chúa Jêsus đang làm việc dưới ảnh hưởng của “Bê-ên-xê-bun”. Danh xưng nầy có nghĩa là: “Chúa của loài ruồi hay Chúa của sự bẩn thỉu”. Bê-ên-xê-un là một con quỉ gian ác, ghê tởm kết hợp với mọi sự bẩn thỉu, gớm ghiếc. Đây là một cuộc công kích vô tâm, độc ác. Tại sao họ lại nói ra một việc dại dột và độc ác như thế chứ?
+ Nếu họ công nhận rằng Chúa Jêsus đang làm ra các phép lạ của Ngài trong quyền phép của Đức Chúa Trời, thì họ cũng bị buộc phải đi theo Ngài nữa.
+ Nếu họ công nhận rằng Chúa Jêsus đang làm ra các phép lạ của Ngài trong quyền phép của Đức Chúa Trời, họ sẽ phải nhìn nhận rằng hệ thống tín điều cũ của họ đã chết và đáng bị thay thế.
+ Nếu họ công nhận Chúa Jêsus và mọi điều mà Ngài đã làm, họ đang ở ngoài chức năng và họ biết rõ như thế! Họ sẽ phải thay đổi và điều đó dường như chẳng xảy ra được.
Cho nên, họ công kích Chúa Jêsus và tố cáo Ngài đang ở trong mối liên minh với ma quỉ. Nếu lời kết án nầy là thực, họ có thể làm suy yếu chức vụ của Ngài với dân chúng và làm giải tán đám đông của Ngài đi.
(Minh họa: Thật là dễ công kích hạng người mà bạn bất đồng với. Bạn không cần sự kiện; chỉ tạo ra một vài lời tố cáo vu vơ và người nào không sống thuộc linh sẽ đớp lấy miếng mồi. Khi điều nầy diễn ra, một đời sống, một tiếng tăm, một gia đình, hay một chức vụ có thể bị hủy diệt.
Hãy tỉnh thức và biết rõ mình không ở trong việc công kích người khác. Khi bạn công kích, thực sự bạn đang làm công việc của ma quỉ! Hắn là kẻ hủy diệt, I Phierơ 5.8, và hắn thích giành giựt được nhiều người trong công tác hủy diệt!)
B. Câu trả lời (các câu 23-27) – Chúa Jêsus mời những kẻ công kích Ngài đến với Ngài và Ngài hủy diệt hoàn toàn mọi sự biện bác của họ. Ngài sử dụng ba minh họa từ cuộc sống minh chứng Satan không thể ở trong việc loại trừ Satan.
1. Minh họa theo đời nầy (câu 24) – Một nước tự chia nhau là một nước không thể đứng vững được. Khi có nội chiến và tranh cạnh trong một nước, tính vững vàng của nước ấy đã bị chi phối và nước ấy chắc chắn sẽ sụp đổ. Sự hiệp một là điều kiện tiên quyết để cho nước ấy được vững mạnh.
Satan đã bước ra để thắng cuộc chiến giữa hắn và Chúa. Hắn sẽ không làm một việc gì để làm cho bản thân mình suy yếu trong cuộc chiến đó. Đối với hắn, đuổi quỉ sẽ trở thành phản tác dụng.
2. Minh họa về xã hội (câu 25) – Một nhà tự chia nhau là một nhà không thể đứng vững được. Con cái lớn lên trong một ngôi nhà, nơi bố mẹ cứ chiến đấu giống như chó và mèo không có cơ hội để đứng vững được. Một cuộc hôn nhân đối mặt với chiếc hàng rào gấu ó với nhau thường trực là một cuộc hôn nhân không thể đứng vững vàng được. Một ngôi nhà không phải là ngôi nhà trừ phi ngôi nhà ấy đầy dẫy với tình yêu thương, sự hiệp một và bình an.
Một lần nữa, Satan đi ra là để chiến thắng! Hắn không ở trong việc đánh trận với bản thân hắn. Điều đó sẽ không có ý nghĩa chi hết!
(Minh họa: Sự gì rất thực trong một nước và trong một nhà cũng rất thực trong Hội Thánh. Sự hiệp một cung ứng cho chúng ta năng lực lớn lao với Đức Chúa Trời và chống lại mọi kẻ thù của chúng ta. Mặt khác, chia rẻ hủy diệt chúng ta ngay từ bên trong! Thật là cấp bách cho Hội Thánh duy trì một sự hiệp một trong tình yêu thương và mục đích ở giữa nhiều ý kiến khác nhau, I Côrinhtô 1.10; Phil. 1.27; I Phierơ 3.8-9).
3. Minh họa về mặt thuộc linh – Chúa Jêsus nói rằng bạn không thể cướp một cái giếng bảo hộ cho gia đình trừ phi trước hết bạn phải trói kẻ bảo vệ cho gia đình ấy. Phần minh họa rất rõ ràng, Satan đang bảo vệ nước của hắn, nhưng Chúa Jêsus có quyền vây hãm nước của Satan và giải cứu bất cứ ai Ngài muốn ra khỏi cái nắm bắt của ma quỉ. Chúa Jêsus có quyền phép trên ma quỉ!
(Minh họa: Có thể là bạn đang ở trong cái nắm bắt của tội lỗi và ma quỉ. Đừng thất vọng! Chúa Jêsus có quyền buông tha cho bạn được tự do. Ngài có quyền hơn Satan và Ngài có thể bao vây đồn lũy tấm lòng của bạn và phá vỡ xiềng xích đã trói buộc bạn. Ngài có quyền buông tha cho tội nhân! (Minh họa: Khải huyền 5.9; Galati 4.5; I Phierơ 1.18-19).
Có thể bạn có ai đó bạn yêu mến đang ở trong cái nắm bắt của tội lỗi và ma quỉ. Một lần nữa, đừng thất vọng! Chúa chúng ta có quyền chạm đến tấm lòng của họ và buông tha cho họ được tự do. Ngài có quyền phá vỡ vòng nô lệ của những cơn nghiện ngập tội lỗi của họ và ban cho họ đời mới ở trong chính mình Ngài. Đừng bao giờ thôi tin tưởng và đừng bao giờ thôi cầu nguyện. Chúa biết rõ nơi họ ở và Ngài biết rõ phải đến với họ bằng cách nào).
C. Báo động (các câu 28-30) – Hạng người tôn giáo nầy không nhìn thấy mối nguy hiểm thuộc linh rất kinh khủng mà họ đang ở trong đó. Họ đã nhìn vào Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời rồi gọi Ngài là tôi tớ của ma quỉ. Họ đã nhìn vào câu trả lời của mọi lời cầu nguyện của các thánh đồ; sự ứng nghiệm của Luật pháp cùng các lời tiên tri, và họ đã tố cáo Ngài là bị quỉ ám.
Để đáp lại những lời tố cáo của họ, Chúa Jêsus đưa ra một lời cảnh cáo rất nghiêm trọng cho số người nầy. Ngài cảnh cáo họ rằng họ đang ở trong mối nguy hiểm của việc băng qua lằn ranh với Đức Chúa Trời. Họ đang ở trong mối nguy hiểm của việc phạm vào một tội không thể dung thứ được.
Vấn đề tội lỗi không thể tha thứ nầy đã khiến cho nhiều người phải rất lo lắng trong nhiều năm trời. Nhiều người đến trao đổi với tôi, họ lấy làm lo rằng họ đã phạm vào tội nầy. Có nhiều người mà tôi có thể nhớ, họ đến với tôi với nỗi lo vì họ tưởng họ đã phạm vào tội nầy.
Chúng ta hãy nhìn qua mấy câu Kinh Thánh nầy và trao đổi về vấn đề tội không thể dung thứ nầy trong một vài phút. Có lẽ chúng ta có thể tìm được một ít tia sáng trên đó và làm thể nào một người có thể tránh không phạm vào tội ấy.
1. Tội có thể được tha (câu 28) – Chúa Jêsus đưa ra một từ rất hay trong câu nầy. “Mọi” kiểu cách tội lỗi và phạm thượng có thể được tha thứ! Ngợi khen Chúa. Hãy lấy tội lỗi nào mà bạn đã phạm; lời lẽ phạm thượng nào mà bạn đã thốt ra hay suy tưởng; và tội ấy sẽ được tha. Bất luận tội lỗi hay tội nhân xấu xa đến ngần nào, ơn tha thứ đang có sẵn nếu một người chịu đến với Chúa Jêsus và cầu xin, 1 Giăng 1.9; Côlôse 2.13; 1 Giăng 1.7; Êsai 1.18. Khi tội lỗi được mang đến cùng Ngài, Ngài quăng nó ra xa cho đến đời đời, Thi thiên 103.12; Giăng 1.29; Hêbơrơ 9.26.
Làm ơn đừng để cho một tội lỗi hay việc làm ác nào đứng giữa bạn và Thiên đàng. Bất chấp điều chi bạn đang làm, bạn đã làm, Ngài sẽ tha thứ cho bạn và Ngài sẽ không xua bạn đi đâu! (Minh họa: Nếu Chúa chịu nhận lấy Saulơ người Tạt-sơ, Ngài sẽ nhận lấy bất cứ ai – I Timôthê1.12-15).
2. Tội không được tha (câu 29) – Sau khi đã chỉ ra mọi tội sẽ được tha, giờ đây Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết “nói phạm đến Đức Thánh Linh thì chẳng hề được tha”. Từ “nói phạm” có nghĩa là “nói xấu đến”. Các thầy thông giáo đều phạm vào việc nói xấu đến Đức Thánh Linh.
Bằng cách nào vậy? Chúa Jêsus đang chữa lành cho kẻ đau, đuổi tà ma và rao giảng Đạo của Đức Chúa Trời, hết thảy đều làm trong quyền phép của Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus không sinh hoạt trong thế gian nầy như Đức Chúa Trời ở trong loài xác thịt, mặc dù Ngài là Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã sinh hoạt trong thế gian nầy như một người đầy dẫy Đức Thánh Linh. Khi các thầy thông giáo gắn công tác của Đức Thánh Linh cho ma quỉ, họ đang phạm thượng nghịch cùng Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus đã phán họ đang ở trong mối nguy hiểm của việc phạm vào một tội không thể được tha thứ!
Thắc mắc phát sinh ở đây là như vầy: có thể nào ngày nay người ta phạm phải chính tội không thể được tha thứ nầy? Câu trả lời là không! Tội nầy chỉ có thể phạm phải bởi hạng người sống trong thời ấy khi Chúa Jêsus còn bước đi trên đất. Tội nầy chỉ có thể bị phạm phải bởi những kẻ nhìn thẳng vào mắt Ngài, nhìn thấy các phép lạ của Ngài, lắng nghe lời lẽ của Ngài, kinh nghiệm tình yêu thương và ân sũng của Ngài rõ ràng, rồi nói rằng Ngài bị quỉ ám.
Phương thức duy nhứt tội nầy có thể bị phạm phải hôm nay là Chúa Jêsus phải có mặt ở đây trong loài xác thịt, làm chính những việc mà Ngài đã làm rồi. Tội không thể tha thứ, như nó đã được mô tả trong mấy câu nầy, không thể bị phạm phải hôm nay! Đừng để cho ma quỉ, một số truyền đạo hay một số Cơ đốc nhân nào làm cho bạn phải hoang mang, lo sợ với lời tố cáo nầy. Thật là khó phạm phải tội ấy hôm nay. Thậm chí nếu bạn có thể phạm vào tội đó, bạn sẽ lo sợ. Nếu bạn quan tâm đến tình trạng của linh hồn mình, bạn không phạm vào tội không thể tha thứ, vì Chúa vẫn còn phán với tấm lòng của bạn!
(Minh họa: Tuy nhiên, có nhận thức trong đó một người có thể phạm vào tội tương tự đến nỗi không thể tha thứ được. Bạn thấy đấy, ngay cả Chúa Jêsus không còn hiện hữu theo phần xác trong thế gian nầy, Đức Thánh Linh vẫn còn đang làm chứng về Ngài, Giăng 15.26. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang thuyết phục tấm lòng của kẻ bị hư mất, Giăng 16.7-11; Giăng 6.44.
Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang thực hiện điều nầy, Ngài đang kêu gọi tội nhân hãy đến với Chúa Jêsus. Nếu tội nhân chịu đến, ăn năn tội lỗi mình và tin theo Chúa Jêsus, tội nhân ấy sẽ được tha thứ và được cứu. Tuy nhiên, nếu tội nhân đó xây lỗ tai điếc vào sự kêu gọi của Đức Thánh Linh mà làm cho lòng mình cứng cỏi đối với ý muốn của Đức Chúa Trời, tội nhân ấy vẫn còn tiếp tục trên đường mình đến với Địa Ngục. Chẳng có “Phương Án B” nào hết. Đức Chúa Trời chỉ phán qua Đức Thánh Linh mà thôi!
Nếu bạn chối bỏ lời kêu gọi của Ngài, Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể kêu gọi một lần nữa và có thể Ngài không kêu gọi. Nếu Ngài kêu gọi, thì đấy là ân điển. Nếu Ngài không kêu gọi, thì đấy cũng là ân điển đã khiến Ngài kêu gọi lần đầu tiên đấy thôi.
Tội không thể tha thứ duy nhứt trong thời buổi nầy là nói “không” với lời kêu gọi của Đức Thánh Linh trong lần vừa qua. Khi Ngài đến kêu gọi và bạn đáp “không” trong lần vừa qua, Ngài sẽ lìa bỏ bạn đối với sự lựa chọn của bạn và Ngài sẽ để cho bạn đi thẳng đến Địa Ngục!
Làm ơn, đừng bước xa khỏi Chúa hôm nay. Nếu Ngài kêu gọi bạn hãy đến với Ngài, bây giờ là thì thuận thiện để đến đây, II Côrinhtô 6.2; Êsai 55.6).
Phần kết luận: Có phải bạn đang chịu công kích vì cớ đức tin của mình không? Có phải bạn đang bị hiểu lầm và bị mô tả không đúng chăng? Nếu bạn bị công kích vì cớ đức tin bạn đặt nơi Chúa Jêsus, bạn đang ở trong một hội rất đúng đắn đấy. Bạn nên đến hôm nay và cảm tạ Ngài vì bạn được kể là xứng đáng để chịu khổ với Ngài, Mathiơ 5.11-12. Bạn cũng nên cầu xin Ngài giúp đỡ cho bạn cứ vững vàng luôn vì cớ sự vinh hiển của Ngài.
Nếu bạn bị hư mất và Ngài đang kêu gọi bạn đến với Ngài để được cứu, tôi xin đề nghị với bạn rằng bạn hãy nói “vâng” với lời kêu gọi của Ngài ngay hôm nay. Hãy đến đang khi Ngài kêu gọi. Hãy đến đang khi bạn có thể được cứu.
Nếu có những nhu cần, bàn thờ nầy đang rộng mở hôm nay. Chúa đang đứng đấy sẵn sàng tiếp lấy bạn và cứu giúp bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét