Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Mác 15:42-47: "GIÔSÉP: MÔN ĐỒ KÍN NHIỆM"



Mác 15:42-47
GIÔSÉP: MÔN ĐỒ KÍN NHIỆM
Phần giới thiệu
: Vào thế kỷ thứ tư, có một Cơ đốc nhân tên là Telemachus. Ông sống ở một ngôi làng xa xôi, chỉ ở quanh quẩn trong vườn và sử dụng phần lớn thời gian cho sự cầu nguyện. Một ngày kia ông tưởng mình nghe thấy tiếng của Đức Chúa Trời bảo ông phải đi đến Rome, vì vậy ông vâng theo, sửa soạn đi đường mình.
Nhiều tuần lễ sau đó, ông đến tại thành phố nhằm vào thời điểm có lễ hội lớn lắm. Vị thầy tu bước theo đám đông tràn vào những con đường đến đấu trường Coliseum. Ông nhìn thấy nhiều đấu sĩ đến đứng trước Hoàng đế rồi nói: “Chúng tôi là những kẻ sắp chết đến chào Ngài”. Khi ấy ông nhận ra số người nầy sắp sửa đánh nhau cho tới chết để mua vui cho đám đông. Ông kêu kên: “Nhơn danh Đấng Christ, hãy dừng lại!”
Khi các trận đấu bắt đầu, ông vẹt qua đám đông, trèo lên bức tường, rồi tuột xuống bên đấu trường. Khi đám đông nhìn thấy nhân vật nhỏ bé nầy chạy ùa tới các đấu sĩ rồi nói: “Nhơn danh Đấng Christ, hãy dừng lại!” họ tưởng đấy là một phần của buổi trình diễn rồi bật cười lên.
Khi họ nhận ra không phải như thế, nụ cười đã đổi thành giận dữ. Khi ông nài xin các đấu sĩ hãy dừng tay, một người trong số họ đã đâm thanh gươm vào thân thể ông. Ông té ngã xuống đất. Khi ông sắp chết, lời nói sau cùng của ông là: “Nhơn danh Đấng Christ, hãy dừng lại!”
Khi ấy một việc lạ đã xảy ra. Các đấu sĩ đứng nhìn chăm vào nhân vật nhỏ bé đang nằm đó. Một sự im lặng phủ lấy đấu trường Coliseum. Ở hàng ghế đầu, có một người đứng dậy rồi đi theo lối ra. Nhiều người khác đi theo. Trong sự im lặng chết chóc ấy, ai nấy đều rời khỏi đấu trường Coliseum.
Năm đó là năm 391SC, và đấy là trận đánh tới chết sau cùng giữa các đấu sĩ ở đấu trường Coliseum của người Lamã. Trong đấu trường lớn đó, chẳng còn có những con người giết chóc nhau để mua vui cho đám dân đông nữa, tất cả là vì một giọng nói nhỏ bé mà đám dân đông ồn ào kia khó mà nghe thấy được. Một giọng nói — một sinh mạng — đã nói ra lẽ thật trong danh của Đức Chúa Trời.
Câu chuyện ấy minh họa cho quyền phép một người có thể có khi họ dạn dĩ nắm lấy chỗ đứng cho Chúa của họ. Chúng ta thấy cùng một loại dạn dĩ ấy trong phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta hôm nay.
Trong mấy câu nầy, Đức Chúa Jêsus Christ đã phó mạng sống của Ngài trên thập tự giá. Thân thể đầy máu, tan vỡ của Ngài đang chết treo kia, không còn có sự sống nữa. Đám dân đông rời đi. Mẹ Ngài và Giăng rời khỏi bối cảnh sự chết của Ngài. Mấy tên lính đang sửa soạn rời khỏi đồi Gôgôtha. Đây là một cảnh tượng chết chóc, đau đớn và buồn rầu.
Từ chỗ tăm tối của giây phút ảm đạm ấy tại đồi Gôgôtha, một làn ánh sáng của linh hồn dạn dĩ đã chiếu ra. Từ trong những người có mặt ở đó, một người bằng lòng tự đồng hóa mình với Chúa Jêsus. Một người bằng lòng xưng nhận mình rồi phục vụ cho thân thể của Chúa. Chúng ta muốn cùng nhau xem xét chính nhân vật nầy hôm nay.
Sự dạn dĩ của Giôsép người Arimathê đứng như một thách thức cho các tín hữu trong mọi thời đại. Những việc làm có tính cách anh hùng của ông kêu gọi chúng ta và cũng chính nhân vật nầy đòi hỏi chúng ta phải nắm lấy chỗ đứng với Chúa Jêsus.
Tôi muốn rao giảng về Giôsép: Môn đồ kín nhiệm hôm nay. Tôi muốn xem thấy Bổn tánh của Giôsép; Tình trạng kính giấu của Giôsép Lòng can đảm của Giôsép. Tôi muốn bạn để cho các đức tính nơi đời sống của con người cao trọng nầy nói với bạn và thách thức bạn trong cách ăn ở của bạn với Chúa.
I. BỔN TÁNH CỦA GIÔSÉP
+ Tất cả bốn trước giả Tin Lành đều nói cho chúng ta biết về nhân vật nầy có tên là Giôsép. Các phần mô tả của họ tỏ ra phẩm chất và sự ngay thẳng của một người. Giôsép có một phẩm chất xứng đáng cho sự học đòi.
+ Ông xuất thân từ một chỗ gọi là Arimathê – Trong thời kỳ Cựu Ước, thành phố được gọi là Ramah, hay Ramahthainzophim. Thành nầy nằm cách thành Jerusalem 20 dặm về phía Tây Bắc và là thị trấn quê hương của tiên tri Samuên, I Samuên 1:1.
+ Ông là một người giàu có – Mathiơ 27:5 – Khả năng mua sắm một ngôi mộ trong vườn rất đắt tiền gần thành Jerusalem cho thấy điều nầy.
+ Ông được gọi là một người “chánh trực công bình” – Luca 23:50 – Từ ngữ “chánh trực” có ý nói tới “rất sẵn sàng”. Giôsép là một người rất đáng kể. Ông là một người ngay thẳng. Từ ngữ “công bình” có ý nói ông là một người “liêm khiết”. Ông là một người rất tôn trọng Lời của Đức Chúa Trời với hết khả năng của mình. Giôsép đã có một phẩm chất đạo đức tốt lành và nêu một tấm gương cực kỳ tôn giáo.
+ Ông được gọi là “có danh vọng” – Mác 15:43 – Từ ngữ “danh vọng” cho chúng ta biết rằng Giôsép là một thành viên của Tòa Công Luận. Bộ phận 70 thành viên nầy là bộ phận cai trị tối cao của người Do thái. Họ có quyền lực tối thượng trong mọi vấn đề của tôn giáo và sinh hoạt xã hội người Do thái. Họ là hạng người có quyền lực cao lắm. Đây chính là bộ phận đã kết án tử hình Chúa Jêsus.
Từ ngữ “danh vọng” có ý nói ông có “chỗ đứng tốt; ông là một nhân vật có ảnh hưởng và được tôn trọng”, là thành viên của bộ phận hạng người ấy. Sát nghĩa, Giôsép là một lãnh đạo giữa vòng những người lãnh đạo. Ông được biết đến và được tôn trọng lắm bởi người Pharisi, người Sađusê và các thầy thông giáo.
+ Ông “trông đợi Nước Đức Chúa Trời” – Điều nầy có nghĩa là Giôsép, giống như Simêôn và Anne, họ đã tuyên xưng đức tin nơi Chúa Jêsus tại Đền Thờ khi Ngài là một Con Trẻ, Luca 2:22-28, là một nhân vật có đức tin chơn chánh nơi Đức Chúa Trời. Giôsép còn hơn cả một người Do thái tôn giáo. Đức tin của ông rất chơn thật và ông đã tìm kiếm, ao ước muốn nhìn thấy Đấng Mêsi.
Hầu hết các cấp lãnh đạo Do thái đều có một tôn giáo, tôn giáo ấy đã dãy chết. Họ chối bỏ Đức Chúa Trời bằng phương thức họ sinh sống và bởi phương thức họ thực thi tôn giáo của họ. Mặt khác, Giôsép là người biết cách sống chơn thật! Ông đã có một đức tin sống động, đức tin ấy đã tác động phương thức ông sống đời sống của mình!
+ Giôsép người Arimathê đã có nhiều đức tính khiến cho ông phải đứng ra. Ông là loại người tạo ra một tín đồ lớn ở nhà thờ và là một người bạn thiết. Ông cũng có một vài phẩm chất rất thực giống với từng người trong phòng nhóm nầy hôm nay.
Không một ai ở đây xuất thân từ thị trấn Arimathê. Không một ai ở đây từng là thành viên của Tòa Công Luận Do thái. Hầu hết chúng ta đều không phải là người giàu có. Tất cả chúng ta có thể có cùng loại phẩm chất đạo đức và thuộc linh mà Giôsép đã tỏ ra trong đời sống của ông.
Tất cả chúng ta có thể trở nên “chánh trực”“công bình” – Chúng ta có thể không chánh trực theo ý nghĩa sống trọn vẹn tôn giáo, nhưng chúng ta có thể sống giống như Giôsép, sẵn có và sẵn sàng phục vụ Chúa bất cứ thời điểm nào. Chúng ta có thể không “công bình” trong lòng mình, nhưng chúng ta có thể giống như Giôsép và trở thành hạng người ngay thẳng, hạng người sống loại đời sống thanh sạch cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tất cả chúng ta có thể sống giống như Giôsép bằng cách có một đức tin chơn chánh trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cái điều khiến cho Giôsép ra khác biệt, là đức tin của ông trong Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là điều đã phân biệt ông với những nhà tôn giáo chết kia, họ đang sống ở chung quanh ông. Hết thảy họ đều có những nghi thức, luật lệ và sự công bình riêng của họ. Mặt khác, Giôsép đã có một đức tin sống động, đức tin ấy làm thay đổi đời sống của ông.
Hôm nay, bạn chỉ hãy nhớ rằng tôn giáo cùng các việc lành sẽ không hề cứu được linh hồn của bạn. Sự cứu rỗi không đến qua những việc làm công bình, Êphêsô 2:8-9; Tít 3:5. Sự cứu rỗi chỉ đến qua đức tin nơi việc làm đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ.
+ Sự cứu rỗi xảy ra khi một tội nhân hư mất được kéo đến với Chúa Jêsus bởi Đức Thánh Linh, Giăng 6:44.
+ Tội nhân ấy được làm cho tỉnh thức về tình trạng của mình. Người nhìn thấy được tình trạng tội lỗi của mình, Rôma 3:23.
+ Người cũng nhìn biết được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và cái giá mà Đức Chúa Trời đòi hỏi vì cớ tội lỗi, Rôma 6:23.
+ Khi ấy, tội nhân đó được kéo đến đồi Gôgôtha. Người nhìn thấy cái giá mà Chúa Jêsus đã trả cho tội lỗi của mình trên cây thập tự. Người nhìn thấy Cứu Chúa tan vỡ, đổ máu, chịu khổ và chịu chết vì tội lỗi, Mác 10:45.
+ Người nhìn thấy Cứu Chúa bị chôn trong mộ.
+ Người nhìn thấy sự sống lại của Ngài trong quyền phép và vinh hiển ba ngày sau đó, Mathiơ 28:1-6.
+ Hạng tội nhân nhìn thấy mọi việc nầy và hiểu rõ ràng một mình Đức Chúa Jêsus Christ là con đường cứu rỗi.
+ Hạng tội nhân hư mất nhìn thấy bởi đức tin, tin tưởng mọi sự nầy và tội nhân ấy được cứu ngay lập tức và cho đến đời đời, Giăng 6:37; Rôma 10:13; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31. Đấy là sự cứu rỗi theo Kinh thánh!
+ Trong khi chúng ta có thể không sống như Giôsép, chúng ta có thể giống với ông trong các phương thức đáng kể nhất. Chúng ta có thể có những dấu vết tốt đẹp về bổn tánh của ông trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể được cứu bởi ân điển, và chúng ta có thể hầu việc Chúa!
I. Bổn tánh của Giôsép
II. SỰ KÍN NHIỆM CỦA GIÔSÉP
+ Giôsép người Arimathê là một lãnh đạo người Do thái, nhưng ông cũng là một tín đồ tin theo Đức Chúa Jêsus Christ. Giôsép đã đạt tới mức vòng tay ôm lấy lẽ thật: Chúa Jêsus là Đấng Mêsi từ lâu mong đợi, Ngài đã đến và giải cứu Israel.
+ Chúng ta không biết chính xác làm cách nào Giôsép đã đạt tới chỗ có đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng chúng ta có thể dám chắc rằng ông đã có nhiều cơ hội để gặp gỡ và nghe thấy Đức Chúa Jêsus Christ theo cách riêng. Có lẽ ông đã được Toà Công Luận sai phái để điều tra nhân vật xuất thân từ xứ Galilê. Có lẽ Giôsép đã lắng nghe khi Chúa Jêsus dạy dỗ về Nước Đức Chúa Trời hầu đến và con đường cứu rỗi. Có thể Giôsép đã nghe Chúa Jêsus giảng khi Ngài công bố tôn giáo của người Do thái đang dãy chết. Có lẽ Giôsép có mặt ở đó khi Chúa Jêsus thi hành một số phép lạ của Ngài. Chắc chắn là Giôsép đã nghe một số bài làm chứng từ những người đã được cứu giúp và được phục vụ cho bởi Đức Chúa Jêsus Christ. Một số việc đã dẫn Giôsép người Arimathê đến với đức tin nơi Chúa.
+ Trong khi Giôsép là một tín đồ, ông đã giữ kín đức tin của mình. Giăng 19:38 chép: “Sau đó, Giô-sép người A-ri-ma-thê, làm môn đồ Đức Chúa Jêsus một cách kín giấu, vì sợ dân Giu-đa, xin phép Phi-lát cho lấy xác Đức Chúa Jêsus”. Giôsép là một tín đồ, nhưng ông e sợ có chuyện xảy ra cho ông một khi người Do thái khác phác hiện ra.
+ Chúng ta không biết Giôsép đã tin theo Chúa Jêsus bao lâu, nhưng chúng ta biết ông đã chống đối mọi nổ lực của Tòa Công Luận khi kết án tử hình Chúa Jêsus, Luca 23:51. Giôsép là một người giàu có, nhưng ông không bằng lòng trả giá cho việc đồng hóa mình với Đức Chúa Jêsus Christ.
+ Giôsép đã có nhiều đức tính đáng khen, nhưng thất bại của ông không tuyên bố công khai đức tin mình nơi Chúa Jêsus không phải là một trong số đó. Trong phương diện nầy của cuộc đời ông, Giôsép không phải là người mà chúng ta muốn đua tranh.
Buồn thay, có nhiều tín đồ thích ứng với mô tả sơ lược về Giôsép người Arimathê. Họ đã sống thật kín giấu đến nỗi CIA không thể nhận ra họ là một con cái của Đức Chúa Trời. Những người lân cận họ không biết họ đã được cứu. Bạn cùng làm việc với họ trong sở làm không biết họ đã được cứu. Bạn cùng lớp của họ không biết họ đã được cứu. Nếu bạn quan sát họ từng ngày một, sẽ có ít bằng chứng cho thấy rằng họ đã được cứu.
Đời sống của họ chẳng thấy gì là khác biệt với thế giới ở chung quanh họ. Họ không đi nhà thờ cách đều đặn. Họ không hề đứng lên, thậm chí ở trong nhà thờ, và đưa ra lời làm chứng rõ ràng về ơn cứu rỗi. Họ sử dụng một thứ ngôn ngữ và làm y những việc giống như kẻ bị hư mất ở chung quanh họ. Họ có ý che giấu đức tin của mình vì họ sợ những điều người ta sẽ nói về họ. Hãy lắng nghe Châm ngôn 29:25: “Sự sợ loài người gài bẫy; Nhưng ai nhờ cậy Đức Giê-hô-va được yên ổn vô sự”.
Sợ hãi người khác là cái bẫy mà Satan đặt ra để gài bẫy thánh đồ nhút nhát của Đức Chúa Trời. Khi Satan có thể làm câm nín sự làm chứng của bạn, hắn có thể ngăn trở lý tưởng của Chúa Jêsus. Khi hắn có thể ngăn trở bạn không đứng dậy cách dạn dĩ và công bố đức tin của mình, hắn có thể ngăn trở nhiều người khác không nghe giảng Tin Lành. Sợ hãi là cái bẫy mà chúng ta phải tránh né với bất cứ giá nào!
+ Nếu bạn đã được cứu, đừng là một tín đồ im lặng, e sợ nữa. Hãy nắm lấy chỗ đứng của bạn cách dạn dĩ cho Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu bạn. Hãy mở miệng ra, dâng lời ngợi khen và dâng vinh hiển cho Đấng đã chết trong chỗ của bạn. Hãy đưa ra sự làm chứng lớn tiếng cho Đấng đã chuộc lấy linh hồn bạn ra khỏi Địa Ngục, đã tha thứ mọi tội lỗi và đã làm thay đổi đời sống của bạn. Hãy mau mau tôn cao Ngài vì mọi sự mà ngài đã làm cho bạn!
+ Chúng ta bị buộc phải làm chứng cho Ngài; đấy là điều đáng mong đợi; và đó là việc xứng đáng, Thi thiên 107:2; 113:1-9; 47:1; 111:1-10. Chúng ta có thể không làm gì tốt hơn là công khai tuyên xưng đức tin của mình; tình cảm mình dành cho; và lòng trung thành của chúng ta với Đức Chúa Jêsus Christ, vì ân điển, vì tình yêu thương, vì lòng thương xót, vì ơn tha thứ và vì sự cứu rỗi của Ngài. Hãy đoạn tuyệt với việc làm thánh đồ “kín nhiệm” của Đức Chúa Trời đi và vòng tay ôm lấy Ngài cách công khai!
I. Bổn tánh của Giôsép
II. Sự kín giấu của Giôsép
III. LÒNG DẠN DĨ CỦA GIÔSÉP
+ Giôsép đã mua lấy một ngôi mộ gần thành Jerusalem, ông dự tính mình được chôn ở đó. Mộ địa được đục đẻo từ trong đá rất đắt tiền. Chỉ có người giàu mới có thể mua được một cái mà thôi. Ngôi mộ ấy là kỷ niệm theo đời nầy đối với sự giàu có, quyền thế, cùng những thành tựu của ông trong suốt cuộc đời. Ngôi mộ ấy được thiết kế để công bố sự vinh hiển của ông.
Khi Giôsép người Arimathê thấy Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá, mọi thứ tự ưu tiên của ông đà thay đổi. Những gì sự sống của Chúa Jêsus không thể làm, sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá đã làm. Khi Giôsép nhìn thấy Chúa Jêsus gục chết trong ngày ấy, ông đã đưa ra một quyết định. Ông sẽ không im lặng nữa. Ông sẽ chẳng che giấu đức tin của mình nữa.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Giôsép đã dạn dĩ đến gặp Philát để xin lấy xác của Chúa Jêsus. Sau khi quyết định Chúa Jêsus đã thực sự chết hẳn rồi, Philát đã trao thi thể cho Giôsép và ông đã sửa soạn Ngài để đem đi chôn.
Đồng thời, thái độ của hai nhân vật nầy đối với thi thể đã chết của Chúa rất đáng được chú ý đến. Hãy nhìn vào Giôsép khi ông xin và dịu dàng chăm sóc cho thi thể của Chúa xem. Đối với ông, đây là việc quí báu đáng được đối xử với lòng thương xót và sự chăm sóc hết mức, các câu 43, 46. Đối với Philát, thi thể của Chúa Jêsus chỉ là một thây ma, một thứ chỉ đáng đem bỏ đi.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, mẹ Ngài và mấy người đàn bà ở chung quanh ngôi mộ chẳng có vị thế nào để lo liệu cho thi thể của Ngài. Giăng có mặt ở đó, nhưng có lẽ ông đã đội lốt, vì ông cũng sợ người Do thái và người Lamã. Các em kế của Chúa có lẽ không có mặt ở đó để chứng kiến sự chết của Ngài. Giôsép biết rõ rằng nếu chẳng có ai lo liệu, thi thể của Chúa Jêsus sẽ bị đem xuống khỏi thập tự giá rồi bị quăng đi giống như một thứ rác rưỡi thôi.
Người Do thái đã lo liệu rồi với Philát rằng các thi thể sẽ được đem xuống khỏi thập tự giá, Giăng 19:31-34. Ngày hôm sau là ngày Lễ Vượt Qua và người Do thái muốn các thi thể phải được đem xuống và tống khứ đi trước bình minh của một ngày thánh. Đấy là lý do tại sao Philát đã ra lịnh cho binh lính của mình đánh gảy ống quyển của những kẻ bị đóng đinh trên thập tự giá. Với những ống quyển bị đánh gãy, kẻ bị tử hình không còn đứng dậy được để trút cơn giận ra. Không có khả năng đó, họ sẽ chết trong vài phút đồng hồ. Vì vậy, mấy tên lính chụp lấy cái vồ bằng gỗ rồi đánh gãy ống quyển của những kẻ đã chết kia. Tuy nhiên, khi họ đến với Chúa Jêsus, Ngài đã chết thực rồi. Để khẳng định điều nầy, họ đâm mũi giáo vào sườn Ngài thì nước và huyết tuôn ra. Điều nầy cho thấy sự thực rằng sự chết đã diễn ra rồi. Huyết tương và các tiểu huyết cầu trong máu của Ngài đã phân biệt ra rồi.
+ Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta chép rằng Giôsép đã “bạo gan” đến xin lấy xác của Chúa Jêsus. Cụm từ ấy có ý nói “xin với lòng can đảm”. Hãy nhớ, nhân vật nầy rất sợ phải công khai nắm lấy chỗ đứng trong vai trò một môn đồ của Chúa Jêsus. Giờ đây, sau khi nhìn thấy Chúa Jêsus gục chết trên thập tự giá, ông đã bạo gan. Ông bước vào sự hiện diện của Philát rồi xin lấy xác ấy. Philát rất đỗi kinh ngạc khi biết Chúa Jêsus đã chết hẳn rồi. Ông ta sai tìm gặp thầy đội, là người khẳng định sự thực Chúa Jêsus đã chết hẳn rồi. Philát mới chịu trao xác cho Giôsép và ông, cùng với Nicôđem, Giăng 19:38-42, bắt đầu những chuẩn bị cho sự chôn cất.
(Lưu ý: Dường như là Nicôđem đã bị tác động bởi lòng dạn dĩ ông nhìn thấy nơi Giôsép. Có thể họ đã có mặt ở đó ngày ấy trong vai trò đại biểu mà Tòa Công Luận cử đi để quan sát cái chết của Chúa Jêsus. Nếu thực vậy, hai người nầy đã đến tại đồi Gôgôtha tiêu biểu cho một tôn giáo chết, họ ra về tiêu biểu cho một Chúa hằng sống!)
Cách nói của câu 46 là cách nói của sự dịu dàng. Giôsép và Nicôđem đã xử sự với xác của Chúa bằng sự chăm sóc dịu dàng, sửa soạn thi thể theo cách tốt nhứt để họ có thể lo chôn cất. Họ đã tắm rửa cho thi thể của Ngài, họ quấn thi thể ấy bằng vải gai mịn. Giữa các lớp vải gai, các thứ hương liệu đã được dùng cho thi thể. Hết thảy mọi sự nầy đã được làm ra trong sự vội vàng, khi bóng tối ngã dài báo hiệu đêm đã xuống.
+ Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Giôsép chẳng còn quan tâm đến sự vinh hiển của riêng mình được nữa. Giờ đây ông bạo gan bước tới và công khai tuyên bố đức tin mình nơi Chúa Jêsus. Ông tuyên bố đức tin mình bằng cách công khai xin lấy thi thể. Thế rồi, ông và Nicôđem đến lấy xác Chúa xuống khỏi thập tự giá. Họ vác cái xác ấy đi khắp các đường phố, chẳng màng ai sẽ nhìn thấy họ nữa. Họ sửa soạn cho thi thể rồi họ đặt thi thể vào trong ngôi mộ, lăn hòn đá để chặn cửa mộ lại.
Phải bạo gan lắm cho Giôsép khi đến trước mặt Philát để xin lấy xác của Chúa Jêsus. Cho phép tôi nhắc tới một số vấn đề mà ông đã phải đối diện với:
+ Là một thành viên của Tòa Công Luận, Giôsép đã bị Philát đuổi ra có lẽ rất giận dữ từ lúc ông đến đấy trước đây với họ.
+ Bằng cách đồng hóa mình với một người đã bị hành quyết vì phản bội, Giôsép cũng đã bị ám chỉ là một kẻ phản bội đối với Rome nữa.
+ Khi Giôsép tự đồng hoá mình với Chúa Jêsus, chắc chắn ông sẽ bị trục xuất ra khỏi Tòa Công Luận.
+ Người Do thái bình thường cũng sẽ xây khỏi ông. Họ sẽ cho nhân vật nầy tự đồng hóa mình với một người đã bị các cấp lãnh đạo khác kết án là một kẻ phạm thượng, một tên phản bội và là một đấng mêsi giả hiệu.
+ Giôsép sẽ mất hết tiền bạc, thế lực, tiếng tăm và không còn được lòng người nữa.
+ Bằng cách đụng đến một thi thể đã chết, Giôsép tự làm ô uế mình và sẽ không được phép dự bữa ăn Lễ Vượt Qua.
+ Giôsép đã trả một giá rất cao để đứng lên vì Chúa Jêsus.
+ Vẫn còn phải trả giá để trở thành một môn đồ thật của Chúa Jêsus. Chúa phán điều đó như thế nầy đây: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” Mathiơ 16:24.
Để trở thành một môn đồ thật của Chúa Jêsus thì phải sống một đời sống thật xấu hổ. Phải sống một đời sống mà ở đó bạn bỏ hết mọi quyền hạn và ý muốn của mình. Bạn tự chối bỏ mình, phó mình cho ý chỉ của Đấng đã chịu chết để chuộc bạn ra khỏi tội lỗi của bạn trên thập tự giá, I Côrinhtô 6:19-20. Phải sống một đời sống bước ra khỏi thế giới ở chung quanh bạn. Phải sống một đời sống khác biệt như thế, thế gian nhìn vào bạn với sự thù ghét, không tin tưởng và hiểu lầm!
(Minh họa: Hugh Latimer được nuôi dạy trở thành Giám Mục xứ Worcester trong đời trị vì của Vua Henry VIII. Các giám mục phải dâng quà tặng cho nhà vua trong ngày đầu năm là thông lệ của thời buổi ấy. Latimer cùng đi với các anh em mình để dâng một của lễ như thường lệ; song, thay vì là một túi vàng, ông dâng cho nhà vua một quyển Tân Ước, trong đó kẹp một chiếc lá ghi sứ điệp nầy: “Người hay chơi gái và tà dâm Đức Chúa Trời sẽ xét đoán”. Làm như thế thì phải bạo gan lắm, đặc biệt với một người hay thay đổi và bạo lực giống như Vua Henry!)
+ Đấy là điều Kinh thánh dạy dỗ, song tôi sợ rằng hầu hết các tín đồ không dám sống một đời sống như vậy đâu! Chúng ta phải sống như thế! Chúa Jêsus đã phó mọi sự của Ngài cho chúng ta, chúng ta phải phó cho Ngài không được kém hơn khi đổi lại!
Phần kết luận: Đây là một chỗ thật đáng buồn khi kết thúc sứ điệp nầy. Tôi không thích kết thúc bất cứ bài giảng nào với Đức Chúa Jêsus Christ còn ở trong ngôi mộ cả. Tôi không thích nhìn thấy mô hình thập tự giá với Chúa Jêsus còn ở trên đó. Chúa Jêsus không còn ở trên thập tự giá nữa và ngài không còn chết nữa.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta kết thúc với Chúa Jêsus bị đặt trong mộ địa. Hòn đá được lăn ra chặn ngay cửa vào. Ai nấy đều nghĩ câu chuyện đã hết rồi, và giấc mơ đã kết thúc. Chúa Jêsus đã chết mất và mọi kỳ vọng, mơ ước của họ đều đã chết với Ngài.
Giôsép người Arimathê cùng Nicôđem đã bỏ đi trở về nhà. Giăng đem Mary theo và họ rời khỏi đó. Hai ba người đàn bà kiếm chỗ ngồi ngoài ngôi mộ và nghỉ ở đó trong một lúc. Câu 47 chép rằng họ “thấy chỗ táng Ngài”. Từ ngữ “thấy” có ý nói “họ không rời mắt khỏi chỗ ấy”. Phải, sau một thời gian ngắn, bóng tói tăm đã đến và họ cũng rời khỏi mộ, ở đó thi thể của Chúa đã được chôn cất.
Cho phép tôi nói, khi chúng ta rời khỏi phân đoạn nầy: “Ấy là ngày thứ Sáu, nhưng Chúa nhật đang tới đến!” Vào thời điểm mấy người đàn bà nầy trở lại để hoàn tất những sự sửa soạn cho xác Chúa Jêsus được chôn cất, Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết rồi. Bối cảnh đáng buồn nầy không phải là kết thúc của câu chuyện đâu. Không, nó chỉ mới là khởi sự đấy thôi! Nguyện Chúa bằng lòng, vào Chúa nhật tới chúng ta sẽ vui mừng trong sự sống lại đó khi chúng ta bước qua Mác 16.
Trước khi chúng ta rời phân đoạn Kinh thánh hôm nay, cho phép tôi hỏi bạn một vài câu:
+ Bạn là loại môn đồ gì thế? Có phải bạn nói ra bằng lời và dạn dĩ trong sự làm chứng của mình chăng? Hay, có phải bạn có khuynh hướng giữ lại do sợ hãi những điều người khác sẽ nói hay suy nghĩ về bạn chăng? Có phải Đức Chúa Trời phán với bạn về việc dạn dĩ hơn trong sự làm chứng của mình không?
+ Có phải bạn đã được cứu, nhưng chưa hề nói cho ai biết về sự ấy? Có phải bạn giống như Giôsép người Arimathê, bạn đang giữ kín đức tin của mình? Bạn cần phải nắm lấy chỗ đứng công khai với Cứu Chúa của bạn hôm nay. Hãy đứng lên rồi nói cho thế giới biết về đức tin của bạn nơi Ngài! Chúng ta đứng lên làm chứng cho Ngài chính là ý chỉ của Đức Chúa Trời đấy.
+ Nếu Ngài đã phán với bạn và đã chạm đến bất cứ lãnh vực nào trong cuộc đời của bạn, ngay bây giờ là thì thuận tiện để đến trước mặt Ngài và làm theo những gì Ngài đang bảo bạn phải làm.


Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Mác 15:33-41: "CÁI CHẾT CỦA TÔI TỚ CHỊU KHỔ"



Mác 15:33-41
CÁI CHẾT CỦA TÔI TỚ CHỊU KHỔ
Phần giới thiệu
: Ai nấy đều thích kết cuộc theo truyền thống của Hollywood. Vị anh hùng cứu lấy mỹ nhân rồi cởi ngựa hướng về phía mặt trời lặn trước cái nhìn khâm phục của những người hâm mộ. Trong thế giới được lý tưởng hóa của chúng ta, đấy là cách chúng ta muốn câu chuyện kết thúc. Như một sự nhắc nhớ, đời sống thực không giống với phim ảnh.
Nếu có người nào từng sống xứng đáng với tước hiệu “anh hùng”, thì đó là Đức Chúa Jêsus Christ. Giờ đây, Ngài chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẻ, Êsai 53:2. Ngài không có những bó hoa vô kỷ dành cho vị anh hùng, Mác 10:35-37. Ngài chẳng có tiền bạc, quyền lực theo đời nầy, hay một chiếc xe thể thao ngoài sức tưởng tượng, Mathiơ 8:20; II Côrinhtô 8:9. Thực vậy, chẳng có một điều gì về Chúa Jêsus khiến cho Ngài nổi bật lên từ đồng bào Do thái của Ngài. Tuy nhiên, tôi gợi ý cho thấy bạn rằng thế gian chưa hề nhìn thấy một vị anh hùng lỗi lạc nào cho bằng Đức Chúa Jêsus Christ.
Chúa Jêsus đã lìa bỏ quê hương Ngài trên Thiên đàng, đã xâm nhập vào trần gian nầy, lãnh thổ riêng của kẻ thù tinh quái của Ngài, để chuộc lấy dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đã, đang và sẽ là Đức Chúa Trời, đã đến với thế gian nầy rồi trở thành một con người, Philíp 2:5-8; Giăng 1:1, 14. Ngài đã sống một đời sống vô tội, giữ gìn luật pháp của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn thay cho những kẻ không thể giữ được luật pháp ấy. Thế rồi, Ngài bị chính dân sự Ngài chối bỏ, họ là những kẻ Ngài đã ngự đến để cứu lấy họ, Giăng 1:11.
Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy, Ngài cung ứng một phương thức để kẻ bị hư mất sẽ được cứu. Để Ngài có thể mở ra con đường cứu rỗi, Ngài đã phải chịu chết. Ngài đã bị đóng đinh vào thập tự giá và bị hành quyết, người vô tội chết thay cho kẻ có tội, I Phierơ 3:18.
Chúa Jêsus bị người Do thái chối bỏ. Họ tố cáo Ngài về tội phạm thượng và công bố rằng Ngài đáng phải chết. Họ đánh đòn Ngài, trói Ngài lại rồi dẫn độ Ngài đến gặp Bôntu Philát. Philát đã từ chối không tha Chúa Jêsus và ký bản án tử hình, trao Chúa Jêsus cho mấy tên lính hầu cho họ có thể hành quyết Ngài. Mấy tên lính ấy bắt lấy Chúa Jêsus rồi nhiếc móc Ngài, họ lấy roi quất Ngài, rồi họ dẫn Ngài ra một chỗ gọi là Đồi Gôgôtha, ở đó họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta mở ra với Chúa Jêsus đang ở trên thập tự giá. Đồng thời, chúng ta đến với câu 33, Chúa Jêsus đã ở trên cây thập tự trong ba tiếng đồng hồ. Trong suốt ba giờ đồng hồ đầu tiên đó, Ngài đã gánh chịu mọi nổi đau mà thập tự giá có thể mang lại. Trong khoảng thời gian ấy, Chúa Jêsus cũng bị nhạo báng bởi đoàn dân đông đang reo hò kia.
Ba tiếng đồng hồ đầu tiên đó là khoảng thời gian rất đau đớn, đê hèn và xấu hổ. Trong thời gian ấy, con người có được con đường đến với Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên con người từ bụi đất đã chịu chết vì tội lỗi trên thập tự giá ngay trước mặt họ và họ chẳng có chút thương xót nào dành cho Ngài hơn là họ có dành cho một con chó đang chạy rong trên đường.
Lên tới điểm nầy, Chúa Jêsus đã chịu khổ rất nhiều nơi tay của con người. Giờ đây, đã đến lúc cho Ngài phải chịu khổ nơi tay của Cha thiên thượng của Ngài. Thập tự giá không nói tới con người có cơ hội công kích Đức Chúa Trời. Thập tự giá nói tới Đức Chúa Trời đang xét đoán Con của Ngài vì tội lỗi trong chỗ của hạng tội nhân.
Trong mấy câu nầy, chúng ta sẽ chứng kiến Cái Chết Của Người Đầy Tớ Chịu Khổ. Trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus khi Ngài chịu khổ vì tội lỗi chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta sẽ chứng kiến một giá mà Ngài đã trả trong ngày ấy hầu cho chúng ta sẽ được buông tha. Chúng ta sẽ nhìn thấy Nổi Đau Đớn Nơi Sự Chết Ngài; Các Phép Lạ Nơi Sự Chết Ngài Chức Vụ Nơi Sự Chết Ngài. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét các tư tưởng nầy khi chúng ta chứng kiến Cái Chết Của Người Đầy Tớ Chịu Khổ.
I. NỔI ĐAU ĐỚN CỦA SỰ CHẾT NGÀI (các câu 33-37)
+ Như tôi đã nói, vào thời điểm tôi đến với câu nầy, Chúa Jêsus đã ở trên thập tự giá được khoảng ba giờ đồng hồ rồi. Những mũi đinh đã được đóng xuyên qua hai tay hai chơn Ngài. Những mũi đinh xuyên qua hai bàn tay của Ngài đã ở ngay vị trí gần với những dây thần kinh động mạch. Điều nầy đã gây ra những lần co thắt đau buốt trải khắp thân thể của Chúa Jêsus. Các cơ bắp trong thân thể của Ngài sẽ gây ra chứng vọp bẻ do mất nước và buộc phải ở vào tư thế mất tự nhiên trong một thời gian cũng khá lâu. Những sự co thắt trong thân thể khiến cho lưng của Ngài, vốn tan nát từ khi bị đánh đòn, luôn quằn quại nghịch lại với cây gỗ. Một cơn khát bắt lấy Chúa. Chúng ta chỉ có thể tìm cách tưởng tượng sự thương khó mà Ngài đã gánh chịu trong ngày ấy khi Ngài chịu chết cho chúng ta trên cây thập tự.
+ Đến trưa, mức khổ ải theo phần xác của Chúa đã lên hết mức độ của nó. Đến “giờ thứ sáu”, Ngài đã chịu đựng sự thương khó không thể tả được, nhưng những sự thương khó thuộc linh của Ngài mới sắp sửa bắt đầu.
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng: “đã có bóng tối tăm rọi trên cả đất cho tới người thứ chín”. Sau khi con người đã ngược đãi, lạm dụng và gây xấu hổ cho Đức Chúa Con, Đức Chúa Cha bèn tắt hết đèn đi. Đây không phải là nhật thực đâu. Điều đó không thể xảy ra trong dịp Lễ Vượt Qua, là kỳ lễ đã được tổ chức ngay sau ngày trăng rằm. Đây không phải là sự tối tăm tự nhiên, mà là sự tăm tối thật siêu nhiên. Nó cũng cho thấy rằng bóng tối tăm nầy không phải là rộng khắp thế gian, nhưng bóng tăm tối đó đã được định vị trên xứ Israel.
+ Tại sao Đức Chúa Trời tạo ra sự tăm tối phủ xuống xứ Israel trong ngày Chúa Jêsus chịu chết? Tôi muốn đưa ra một vài lý do khả thi cho vấn đề nầy.
+ Một lý do phải xử lý với dân chúng ở chung quanh thập tự giá. Trong ba tiếng đồng hồ, họ đã nhạo báng, nhiếc móc và nhìn chòng chọc khi Đức Chúa Jêsus Christ bị treo trần trụi và hổ nhục trên thập tự giá. Giờ đây, Đức Chúa Trời đã bày ra bóng tối tăm dày đặc để ngăn không cho họ nhìn thấy mọi sự mà Ngài sắp sửa làm cho Con của Ngài. Những gì Đấng Christ sắp sửa gánh chịu thì thánh khiết đến nỗi con người tội lỗi không xứng đáng để nhìn vào đó.
+ Một lý do khác cần phải xử lý với lời tiên tri đời xưa. Tiên tri Amốt đã cảnh cáo về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời nghịch lại tình trạng tội lỗi của Israel. Ở Amốt 8:9, Đức Giêhôva phán như vầy: “Sẽ xảy ra trong ngày đó, ta sẽ khiến mặt trời lặn đi trong lúc giữa trưa, và khiến đất tối tăm trong giữa ban ngày”.
Xuyên suốt cả Kinh thánh, bóng tối tăm được gắn với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Ở Xuất Êdíptô ký 10:21-23, Đức Chúa Trời sai bóng tối tăm giáng trên xứ Aicập như một dấu nói tới sự phán xét sắp tới của Ngài. Người Aicập đã thờ lạy một vị thần tên là “Ra”. Đây là “thần mặt trời”. Đức Chúa Trời đã dập tắt quyền lực của hắn.
Chúa Jêsus phán rằng lần đến thứ hai của Ngài sẽ được loan báo bằng bóng tối tăm, Mác 13:24-25. Trong những ngày ấy, mặt trời sẽ không chiếu sáng, mặt trăng sẽ không cung ứng ánh sáng của nó và các ngôi sao sẽ sa xuống từ trời. Đấy sẽ là thời điểm của sự phán xét.
Khi bóng tối tăm phủ xuống Israel ngày ấy, Đức Chúa Trời đã báo hiệu rằng sự phán xét của xứ ấy đã đến gần rồi.
+ Một lý do thứ ba phải xử lý với sự rủa sả của tội lỗi. Người hư mất bị cầm tù trong bóng tối tăm của tội lỗi họ, Êphêsô 5:8; Côlôse 1:13. Chúa Jêsus đã bước vào chính bóng tối tăm ấy để chúng ta sẽ được đem ra khỏi chỗ tăm tối mà vào trong “sự sáng láng lạ lùng của Ngài”, I Phierơ 2:9.
+ Bóng tối tăm bao phủ Israel đã kéo dài trong ba giờ đồng hồ. Sâu xa như chúng ta biết, bóng tối tăm đã làm cho mọi người đứng quanh thập tự giá phải câm nín hết. Trong ba giờ đồng hồ, đã có ít tiếng nói hay cử động gì cả. Đến cuối thời điểm đó, từ chỗ sâu thẳm của bóng tối tăm nặng trĩu ấy, Chúa Jêsus kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
Để hiểu lý do tại sao Chúa Jêsus đã thốt lên tiếng kêu khủng khiếp ấy, chúng ta cần phải hiểu những gì đã xảy ra trong suốt ba giờ đồng hồ tăm tối đó. Trong khi Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá trong ngày ấy, tội lỗi của những người được cứu đã được chuyển sang cho Đức Chúa Jêsus Christ. Như Phaolô về sau đã viết ở II Côrinhtô 5:21: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
Trong khi bóng tối tăm che phủ xứ Israel ngày ấy, Chúa phước hạnh vinh hiển đã bị bỏ trong bóng tối tăm dày đặc nhất mà Ngài đã từng biết. Chiên Con thánh khiết, vô tội của Đức Chúa Trời đã trở nên tội lỗi trên thập tự giá ấy. Phierơ đã nói ra điều đó theo cách nầy: “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh” I Phierơ 2:24.
+ Hãy xét xem nói như thế có nghĩa gì. Câu ấy có ý nói rằng từng lời nói dối, mỗi vụ giết người, từng hành động báo thù, mỗi em bé bị giết trong thai, từng lời nói phạm thượng, cùng mỗi việc làm gian ác bởi những người sẽ được chuộc bởi huyết của Ngài đã đặt trên chính mình Ngài. Câu ấy có ý nói rằng mọi sự kiêu ngạo, tất cả sự thù hận, hết thảy tội lỗi về tình dục, mọi tình trạng phi đạo đức, tất cả sự gian ác cùng hết thảy sự bất kính của dân sự Ngài sẽ được đem đặt trên chính mình Ngài. Câu ấy nói rằng từng vụ cưỡng hiếp, mỗi sự gạ gẫm, từng sự bất công, và mỗi tư tưởng hay việc làm gian ác từng phạm phải bởi những người Ngài sẽ chuộc đã bị đặt hết trên Chúa Jêsus.
+ Bạn có thể tưởng tượng linh hồn thánh khiết của Ngài đã phản đối vấn đề nầy dường bao không? Đây là một con người không thể phạm tội. Ngài ra đời không có bổn tánh tội lỗi và Ngài chẳng từng ham mến, hay bị thúc đẩy phải phạm tội bao giờ! Đây là một con người quen thuộc với sự thánh khiết và sự công bình. Giờ đây, tất cả mọi tội lỗi của Cô Dâu Ngài đã được đem đặt trên chính mình Ngài. Nổi khổ thuộc linh mà Chúa Jêsus đã gánh chịu trong ngày ấy còn nặng nề hơn bất kỳ một hình khổ nào theo phần xác mà Ngài đã chịu đựng.
+ Khi sự chuyển giao như thế được thực hiện trên thập tự giá, Đức Chúa Cha đã hướng mọi sự thạnh nộ của Ngài nghịch lại tội lỗi nhắm vào thân thể của Con Ngài. Đức Chúa Trời đã xét đoán Ngài giống như thể Ngài là từng người trong số những kẻ sẽ chạy đến với Đấng Christ vậy. Đức Chúa Trời đã đối xử với Chúa Jêsus giống như thể Ngài là một tên giết người, một kẻ chuyên cưỡng hiếp, một tay ăn chơi bậc thầy, hoặc một kẻ phạm thượng. Trong thời điểm ấy, Chúa Jêsus đã chịu lấy nổi khổ nặng nề nhất của chính Địa Ngục. Ngài đã gánh chịu sự phân rẻ ra khỏi sự hiện diện của Cha Ngài!
Đồng thời, nổi khổ kinh khủng nhất của Địa Ngục không phải là lửa. Không phải là cơn khát. Không phải là sự nghiến răng. Nổi khổ kinh khủng nhất của Địa Ngục sẽ là sự phân rẻ đời đời ra khỏi Đức Chúa Trời Toàn Năng, II Têsalônica 1:8-9.
+ Khi Chúa Jêsus kêu lên: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, lam-ma- sa-bách-ta-ni? Hay Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Một số người đứng gần thập tự giá tưởng Ngài đang gọi Êli. Một huyền thoại đời xưa của người Do thái nói rằng Êli sẽ đến để trợ giúp cho người Do thái công bình nào trong thì giờ có cần của họ. Một người trong số ấy đã trao giấm cho Chúa Jêsus uống, giấm ấy là một thứ rượu nhẹ, nó có thể cất bỏ đi cơn khát tốt hơn là nước nữa. Chúa Jêsus đã uống giấm nầy, vì nó không có tác dụng gây mê trong đó. Người ta tưởng họ sẽ nhìn thấy một phép lạ trong ngày ấy. Họ tưởng rằng Êli sẽ hiện ra và cứu lấy Chúa Jêsus.
+ Khi Chúa Jêsus kêu la như vậy, Ngài không kêu gọi Êli đâu. Chúa Jêsus đang trưng dẫn Thi thiên 22:1, nhưng Ngài còn làm hơn thế nữa kìa! Ngài đang báo hiệu cho biết rằng Ngài đã bị xét đoán trong chỗ của hạng tội nhân và cho tội lỗi! Mác cho chúng ta biết ở câu 37, rằng Ngài “kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn”. Giăng cho chúng ta biết những gì Ngài đã kêu lên. Giăng 19:30 chép: “Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn”.
Cụm từ “mọi việc đã được trọn” dịch chữ Hylạp “tetelestai”. Đây là một từ phổ thông có nhiều ý nghĩa trong xã hội thời ấy. Cách dùng chữ cho thấy hai bên cùng nhau nhất trí với một giá cả. Khi một sự nhất trí đã đạt được thỏa rồi, hai bên sẽ cùng nói “tetelestai”. Nó có ý nói: “vụ việc đã được định liệu và cả hai bên đều lấy làm thỏa mãn”.
+ Khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài làm thế để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus không chết để trả giá cho ma quỉ. Chúa Jêsus đã chịu chết vì: “tiền công của tội lỗi là sự chết”, Rôma 6:23. Chúa Jêsus đã chịu chết vì phương thức duy nhứt chúng ta sẽ được buông tha là cần có một con người vô tội phó sự sống mình trong chỗ của chúng ta. Đấy là những gì Chúa Jêsus đã làm!
Ngài gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính mình Ngài và Ngài bị xét đoán trong chỗ của chúng ta. Ngài đã chịu chết khi Ngài biết Đức Chúa Cha đã thỏa lòng. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh chép Chúa Jêsus là “làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta”, 1 Giăng 2:2.
+ Sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha là sự tỏ ra tối hậu tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho kẻ bị hư mất, Rôma 5:8; 1 Giăng 4:10. Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết trong đau khổ theo phần xác thể và về mặt thuộc linh để cứu dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài đã chịu thế không phải vì chúng ta đáng phải chịu thế, mà vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài đã chịu thế vì chúng ta không thể tự cứu lấy mình. Như tác giả bài hát đã nói rất chính xác: “Ngài chịu hết thảy mọi sự ấy vì Ngài yêu thương tôi!”
I. Nổi đau đớn của sự chết Ngài
II. CÁC PHÉP LẠ NƠI SỰ CHẾT CỦA NGÀI (câu 38)
+ Sự chết của Chúa Jêsus có nhiều phép lạ siêu nhiên kèm theo. Khi Chúa Jêsus chịu chết, Mathiơ chép như thế nầy: “Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây của các thánh qua đời được sống lại. Sau khi Đức Chúa Jêsus đã sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào thành thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy” Mathiơ 27:51-53.
Hãy hình dung sự ấy xem! Có động đất, đá sỏi văng tung tóa khắp nơi, mồ mả mở toang ra, và các thánh đồ đã qua đời lâu nay chỗi dậy rồi bước khi khắp thành phố. Đây là giây phút thật lạ lùng.
+ Phép lạ lớn lao nhất được nhắc tới ở câu 38 trong phân đoạn Kinh thánh gốc. Kinh thánh chép: “Màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên chí dưới”.
Bức màn trong Đền Thờ của Salômôn được treo giữa Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Theo luật pháp, chỉ có Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mới có thể bước ra sau bức màn ấy, và ông chỉ có thể vào đó một năm có một ngày mà thôi. Đức Chúa Trời đã hứa với Israel rằng Ngài sẽ ngự giữa hai chêrubin đứng ở Ngôi Thương Xót. Ngài hứa rằng Ngài sẽ gặp gỡ dân sự Ngài tại đó.
Vào ngày Lễ Chuộc Tội, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, cầm lấy huyết của chiên con rồi bước vào Nơi Chí Thánh. Ông sẽ rảy huyết ấy trên Ngôi Thương Xót, phần còn lại rảy trên nắp Hòm Giao Ước, thực hiện sự chuộc tội cho dân sự. Bước vào Nơi Chí Thánh vào bất kỳ thời điểm nào khác, mà không có huyết, là vi phạm sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và chết là điều chắc chắn. Các thầy tế lễ trong thời của Chúa Jêsus không cần phải lo về sự ấy, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã lìa khỏi Đền Thờ lâu rồi. Ngài không còn ở đó nữa, Hòm Giao Ước hay Ngôi Thương Xót cũng vậy.
+ Bức màn ấy đứng như một hàng rào giữa con người và Đức Chúa Trời. Bức màn ấy nói với mọi người nào bước vào trong Đền Thờ: “Tới đây thôi, không được vào xa hơn nữa!” Giờ phút Chúa Jêsus gục chết, bức màn to lớn ấy, nó dày lắm, người ta nói rằng một tốp ngựa mới có thể kéo rách được nó, đã xé toạc từ giữa, giống như thể có một thanh gươm đã rạch nó từ trên chí dưới.
+ Bức màn rách ấy báo hiệu sự cuối cùng của hệ thống con sinh của người Do thái. Bức màn rách ấy công bố rằng phương thức đến với Đức Chúa Trời đã rộng mở cho hết thảy những ai chịu đến với Ngài. Bức màn rách ấy có ý nói rằng hễ ai chịu đến với Chúa Jêsus thì được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Bức màn rách ấy có ý nói con đường đến với Đức Chúa Trời đang rộng mở và tất cả mọi người để có thể chạy đến đó, Khải huyền 22:17; Giăng 3:16; Rôma 10:13.
+ Hôm nay, tôi nhắc cho bạn nhớ, phân đoạn Kinh thánh nầy lập trên một việc trong như pha lê: Không có nhiều cách thức để đến với Đức Chúa Trời đâu, chỉ có một Con Đường thôi, và danh Ngài là Jêsus, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ đồ 4:12. Muhammad không chịu chết vì tội lỗi. Phật tổ không chết vì tội lỗi. Joseph Smith không chết vì tội lỗi. Chỉ có một người duy nhất trên thập tự giá ấy ngày đó và danh của Ngài đã và đang là Jêsus. Ngài là Đấng duy nhất đã chịu chết vì tội lỗi và vì hạng tội nhân. Hết thảy những ai chạy đến với Ngài sẽ được cứu cho đến đời đời!
I. Nổi đau đớn nơi sự chết của Ngài
II. Các phép lạ nơi sự chết của Ngài
III. CHỨC VỤ NƠI SỰ CHẾT CỦA NGÀI (câu 39)
+ Giữa vòng những người đứng quanh thập tự giá trong ngày ấy là thầy đội Lamã. Người nầy là lãnh đạo của nhiều người khác. Ông có hơn 100 lính Lamã, đấy là tước hiệu “thầy đội”. Người nầy đã chứng kiến trong cuộc hành quyết. Chắc chắn là ông ta đã giám sát cái chết của hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người trong suốt sự nghiệp của ông ta. Khi ông ta quan sát Chúa Jêsus gục chết, có một việc đập mạnh vào ông ta là có gì đó khác biệt về nhân vật nầy.
+ Thường thì khi người ta chết trên thập tự giá, họ yếu dần đi, cho tới khi thân thể của họ không còn sức nữa. Còn Chúa Jêsus thì không phải vậy! Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu đựng nổi khổ kinh khủng và sự thương khó trên thập tự giá, nhưng Ngài đã kết thúc đời sống mình bằng cách kêu lên một tiếng lớn.
Bình thường, những kẻ bị đóng đinh trên thập tự giá không có khả năng nói một điều gì ngoài tiếng thì thào lúc cuối đời của họ, nếu họ có thể nói đi nữa. Khi Chúa Jêsus gục chết, dường như là Ngài vẫn còn có sức lực nơi lý trí và nơi cơ thể. Điều nầy đã nói với thầy đội. Ông ta đã nhìn thấy Chúa Jêsus thể nào đã gục chết và ông ta xưng nhận rằng Chúa Jêsus là “Con của Đức Chúa Trời”.
Đấy chưa phải là mọi sự mà con người nầy đã nhìn thấy đâu. Ông ta đã nhìn thấy thể nào Chúa Jêsus đã giữ lấy sự bình an của Ngài khi Ngài bị đóng đinh vào cây thập tự. Ông ta đã lắng nghe khi Chúa Jêsus cầu thay cho những kẻ thù nghịch Ngài, Luca 23:34. Ông ta đã nhìn thấy sự phục vụ dịu dàng của Chúa Jêsus dành cho Mary mẹ Ngài, Giăng 19:26-27. Ông ta đã nhìn thấy thể nào Chúa Jêsus đã chìa tay ra với tên cướp sắp chết kia, Luca 23:39-43. Ông ta đã nhìn thấy bảng hiệu đặt phía trên đầu của Chúa, câu 26. Ông ta đã nhìn thấy bóng tối tăm bao phủ đất. Ông ta đã nhìn thấy mọi sự nầy và ông ta biết rõ có cái gì đó rất khác biệt về nhân vật nầy!
Giờ đây, chúng ta không muốn đọc quá nhiều về sự việc nầy, nhưng tôi luôn luôn có ý cho rằng người nầy đã được cứu ngay tại đó. Dù ông ta đã hay sẽ chưa được tỏ ra khi chúng ta đến trong sự vinh hiển, nhưng những gì ông ta đã làm cho thấy là đã được cứu. Một tội nhân hư mất bởi đức tin đang nhìn vào một Cứu Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự. Sự cứu rỗi chỉ đơn sơ giống như đặt đức tin như con trẻ ở nơi Ngài, Công Vụ các Sứ đồ 16:31.
+ Điều nầy không có ý nói nhiều với bạn đâu, song kỳ thực khi Chúa Jêsus chịu chết, Ngài lấy hết sức lực trong lý trí và trong xác thịt Ngài để nói nhiều về sự chết của Ngài. Bạn nhìn biết rằng người Lamã không giết Chúa Jêsus, có phải không? Bạn biết rõ người Do thái không giết Chúa Jêsus, có phải không?
Sự thực là, Đức Chúa Jêsus Christ chưa thả Thánh Linh của Ngài ra, là những điều cụm từ “trút linh hồn” muốn nói, cho tới chừng Ngài biết Đức Chúa Trời đã thoả mãn với cái giá mà Ngài đã lập cho tội lỗi. Chúa Jêsus đã chọn thời điểm; Ngài đã chọn phương tiện; và Ngài đã chọn nơi chốn mà ở đó Ngài sẽ phó sự sống Ngài làm giá chuộc cho tội lỗi, Giăng 10:18. Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi, nhưng Ngài chịu chết căn cứ vào những giới hạn của chính Ngài hầu cho hạng người giống như thầy đội kia, và phần còn lại chúng ta, sẽ có một phương tiện để được cứu.
+ Bạn đã tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của bạn chưa? Bạn đã nhìn chăm với đức tin giống như thầy đội kia và đã tin nơi Ngài chưa? Nếu bạn chưa tin, tôi nài xin bạn hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay đi.
Tôi ngợi khen Ngài vì đôi mắt thuộc linh của tôi đã được mở ra và tôi đã gặp Ngài. Tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì tôi đã gặp được sự sống, tình yêu, sự chết và sự sống lại của Ngài. Tôi đã gặp được và tôi đã tin! Như vậy, tôi đã được cứu bởi ân điển và đang trên đường đến với sự vinh hiển. Còn bạn thì sao?
Phần kết luận: Mác kết thúc với bối cảnh đáng buồn nầy, bằng cách nói cho chúng ta biết về mấy người đàn bà quí báu, họ đã đi theo Chúa Jêsus và đã phục vụ Ngài trong đời sống và trong chức vụ của Ngài. Lẽ ra họ ở gần thập tự giá sớm lắm, giờ đây họ đã đi theo ở xa xa. Có lẽ họ không có mặt ở đó khi Ngài trút hơi thở cuối cùng.
Chắc chắn, những người nầy là hạng người có tấm lòng tan vỡ. Họ xem đây chỉ là sự cuối cùng của Chúa Jêsus. Mọi sự họ trông mong, mơ tưởng và khao khát đã bị tan tác hết. Những gì mấy người đàn bà nầy không nhìn biết, ấy đây chưa phải là cuối cùng đâu! Chúa Jêsus đã chết, và Ngài đã được đem chôn, nhưng ba ngày tính từ bây giờ, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết! Trong thời gian ba ngày, buồn rầu của họ sẽ đổi thành vui mừng, vì Chúa Jêsus sẽ sống lại từ kẻ chết và bảo đảm ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai tin theo Ngài.
Tại sao Chúa Jêsus lại làm những việc mà Ngài đã làm? Ngài đã làm những việc ấy hầu cho hạng tội nhân sẽ được cứu. Ngài đã làm những việc ấy hầu cho có quyền phép trong Tin Lành. Ngài đã làm những việc ấy hầu cho khi chúng ta đặt lòng tin cậy Chúa Jêsus, chúng ta sẽ có hy vọng. Ngài đã làm việc ấy để cứu chúng ta.
Hãy nghe những điều Phaolô đã nói về sự chết của Chúa Jêsus.
+ Rôma 3:26: “trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus”.
+ Rôma 4:25: “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”.
Thắc mắc hôm nay là sự chết của Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Bạn được cứu chưa? Nếu chưa, hãy đến với Chúa Jêsus ngay giờ nầy đi. Nếu bạn đã được cứu rồi, hãy vui mừng trong giá cao mà Ngài đã trả hầu chuộc lấy bạn ra khỏi tội lỗi của bạn. Nếu bạn đã được cứu rồi, hãy hầu việc Ngài giống như Ngài đủ tư cách để phục vụ vậy!

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Mác 15:22-32: "MỘT CHỖ ĐƯỢC GỌI LÀ GÔGÔTHA"



Mác 15:22-32
MỘT CHỖ ĐƯỢC GỌI LÀ GÔGÔTHA
Phần giới thiệu
: Trước khi thế gian được dựng nên, Đức Chúa Trời đưa một chương trình đáng kinh ngạc vào hành động. Trước khi có mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao cùng những hành tinh được dựng nên; trước khi Đức Chúa Trời dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài; trước khi có sự sáng chiếu trên vũ trụ; Đức Chúa Trời đã quyết định sai Con Ngài đến chịu chết vì hạng tội nhân. Hãy lắng nghe một vài câu quí báu từ Lời của Đức Chúa Trời.
+ Khải huyền 13:8: “Hết thảy những dân sự trên đất đều thờ lạy nó, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế”.
+ Êphêsô 1:4: “trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời”.
+ Tít 1:2: “trông cậy sự sống đời đời, là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã hứa từ muôn đời về trước”.
+ I Phierơ 1:19-20: “bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít, đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em”.
Tôi biết chúng ta có một thời gian khó nhọc khi muốn nắm bắt các lẽ thật đó, song kỳ thực là, nếu bạn đã được cứu, bạn đã có mặt trên bảng lòng của Đức Chúa Trời từ lâu lắm rồi. Đức Chúa Trời đã quyết định rằng Ngài sẽ cứu bạn trong Đức Chúa Jêsus Christ, trước khi Ngài dựng nên thế gian. Khi ấy, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài vào trong thế gian để chịu chết trên thập tự giá hầu cho bạn được cứu. Những gì Đức Chúa Trời đã hình thành trong cõi đời đời đều đã ứng nghiệm đúng kỳ! Hãy lắng nghe một lần nữa I Phierơ 1:20: “đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em”.
Từng giây phút trong đời sống của Chúa chúng ta, từ khi Ngài còn ở trong thai cho đến khi Ngài bị bắt, bị xét xử, đều đã được ấn định để dẫn Ngài tới chính giây phút mà chúng ta nghiên cứu hôm nay. Theo một ý nghĩa rất thực, Đức Chúa Jêsus Christ đã chào đời để chịu chết. Ngài đã đến trong thế gian nầy để Ngài có thể phó mạng sống Ngài làm giá chuộc cho dân sự Ngài, hầu cho họ sẽ được cứu cho đến đời đời, Mathiơ 1:21; Mác 10:45.
Hôm nay, chúng ta sẽ đi theo Cứu Chúa của chúng ta đến đồi Gôgôtha. Chúng ta sẽ quan sát khi Ngài chịu thương khó vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta hãy bước theo Ngài với ý định tham khảo Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha. Ở Mác 15:22, Kinh thánh chép: “Họ đem Đức Chúa Jêsus đến nơi kia, gọi là Gô-gô-tha...”. Đây là một nơi rất kinh khiếp, song rất vinh hiển có trong sự chú ý của tôi hôm nay.
Tôi muốn bạn nhìn thấy vài sự thực về Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha hôm nay. Tôi nguyện rằng chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus khi Ngài bằng lòng phó mạng sống Ngài để chuộc lấy chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta. Tôi nguyện rằng hạng tội nhân hư mất sẽ nhìn thấy nhu cần của mình về một Đấng Cứu Thế. Tôi cũng nguyện rằng từng thánh đồ của Đức Chúa Trời thực sự đã được chuộc sẽ nhớ đến cái giá khủng khiếp mà Ngài đã trả cho chúng ta và chúng ta sẽ rơi vào tình yêu với Chúa Jêsus một lần nữa. Bởi sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, tôi muốn rao giảng về Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha.
I. ĐÂY LÀ MỘT NƠI CỦA SỰ LỰA CHỌN (các câu 22-23)
+ Khi mấy tên lính đến tại đồi Gôgôtha với Chúa Jêsus, họ cho Ngài uống “rượu hòa với một dược”. Đây là một hỗn hợp gây mê. Hỗn hợp nầy không được định làm sự yên ủi cho kẻ bị xét đoán; nó được định để cho sự thuận tiện của mấy tên lính. Họ không lo nhiều về Chúa Jêsus cũng những kẻ bị xét đoán khác đã chịu khổ. Mấy tên lính cho họ uống vì hỗn hợp ấy giữ các tù phạm không vùng vẫy khi họ bị đóng đinh trên cây thập tự. Họ đã làm thế vì hỗn hợp ấy làm cho công việc họ được dễ dàng hơn. Các tù phạm bị mê mẫn không còn cựa quậy gì với mấy tên lính nữa. Họ không lăn lộn và gào thét chống lại cơn đau khi bị đóng đinh trên thập tự giá nhiều như những kẻ trước tiên không bị gây mê.
+ Khi Chúa Jêsus bị buộc phải uống thứ gây mê đó, Ngài đã từ chối. Tại sao Ngài lại từ chối chứ? Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy để chịu chết cho tội lỗi, Giăng 18:37. Ngài đã đến để uống cho hết cáu cặn trong cái chén thạnh nộ của Cha Ngài, Mác 14:36; Êsai 51:17. Ngài đã đến để chịu chết cho người vô tội, I Phierơ 3:18; II Côrinhtô 5:21.
Thực sự chẳng có một sự lựa chọn nào cho Chúa Jêsus trong ngày ấy. Ngài có mặt ở đó để hoàn tất chương trình cứu chuộc của Cha Ngài. Ngài có mặt ở đó để biến Tin Lành ân điển ra hiện thực. Ngài có mặt ở đó để mở ra cánh cửa cứu rỗi rồi mở rộng nó ra hầu cho hết thảy những ai chịu đến với Chúa Jêsus có thể đến và được cứu!
+ Chúa Jêsus muốn thực hiện những điều Ngài sắp sửa làm với một lý trí tỉnh táo. Chúa Jêsus bằng lòng gánh chịu mọi thương khó về phần xác, về lý trí, về thuộc linh và về tình cảm của thập tự giá, mà không cần bất cứ một sự giảm thiểu nào hết. Ngài ao ước gánh chịu trọn lượng án phạt mà tôi đáng phải chịu. Ngài đã chịu thế vì tôi và tôi ngợi khen Ngài vì sự ấy.
+ Chúa Jêsus cũng đã thực hiện những điều Ngài đã chịu để làm ứng nghiệm lời tiên tri từ ngàn xưa. Êsai 53:7-8: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt?”
Mấy tên lính không phải buộc Chúa Jêsus trên cây thập tự ấy. Họ không phải kềm giữ Ngài khi họ đóng những mũi đinh vào hai tay và hai chơn của Ngài. Họ không phải chịu đựng những lời rủa sả và gào thét của Ngài khi họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Không, như tác giả bài hát ghi nhận: “Ngài chịu thế cả thảy vì Ngài yêu tôi!”
I. Đây là một nơi của sự lựa chọn
II. ĐÂY LÀ MỘT NƠI ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ (các câu 24-28)
+ Kinh thánh là một quyển sách thật lạ lùng. Tất cả bốn trước giả Tin Lành đều viết về sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, song bản thân biến cố thì không hề được mô tả. Những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử con người được mô tả sơ sài bằng câu nói: “họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá”. Ngày Đức Chúa Trời giương cao ngọn cờ thánh nói tới tình yêu đời đời dành cho hạng tội nhân bị co lại thành một câu chỉ có từng ấy chữ. (4 chữ theo bản Kinh thánh Anh ngữ)
Kinh thánh không cung ứng cho chúng ta biết nhiều qua cách thức mô tả, nhưng Kinh thánh khiến cho chúng ta nhìn biết rằng sự đóng đinh Chúa Jêsus trên cây thập tự ở đồi Gôgôtha là một biến cố rất quan trọng. Thật vậy, thập tự giá là trọng tâm của toàn bộ lịch sử. Ngày mà Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là ngày mà tội lỗi và Satan bị đánh bại cho đến đời đời đối với tất cả những người nào tin.
+ Sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá là một biến cố đáng có cho cái nhìn kỷ càng hơn. Sự đóng đinh Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá là một biến cố sẽ bắt lấy tấm lòng của người được chuộc. Sự ấy sẽ đầy dẫy chúng ta với sự khen ngợi và thờ lạy. Đó là một biến cố sẽ khiến cho tội nhân bị hư mất phải dừng lại rồi nhìn lên trời với sự kinh ngạc và đức tin hướng tới một Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương tội nhân bị hư mất để cho Con Ngài phải chịu chết trong một tư thế như vậy.
Frederick Farrar, trong quyển sách do ông viết có đề tựa The Life Of Christ (Cuộc Đời Của Đấng Christ), mô tả sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá theo cách nầy:
Chết bởi sự đóng đinh trên thập tự giá dường như bao gồm hết mọi nổi đau đớn và cái chết rất là khủng khiếp và rùng rợn – hoa mắt, vọp bẻ, khát, đói, tình trạng mất ngủ, sốt cao, xấu hổ, xấu hổ công khai, chịu đựng khổ hình lâu dài, kinh khiếp, các vết thương dẫn tới cái chết – tất cả sẽ dẫn tới điểm mà tai đó họ phải chịu đựng, nhưng tất cả chỉ dừng lại tại điểm mà người bị hành quyết không còn cảm biết gì nữa hết.
Tình trạng không tự nhiên làm cho từng phút thêm phần đau đớn; các mạch máu bị rách toạt và các sợi gân bị chằng ra rất là đau đớn; các vết thương, bị viêm loét do bị bày ra, dần dần hoại đi [khi nạn nhân phải mất vài ngày mới gục chết]; các động mạch – đặc biệt ở đầu và bao tử – bị phình ra và bị máu dồn ép, và trong khi từng nổi đau cứ tiếp tục tăng lên từ từ, lại còn có một cơn khát nước dữ dội lắm, và tất cả những sự chịu đựng theo phần xác nầy đã gây ra một sự kích thích và lo sợ ở bên trong, nó tạo ra viễn cảnh về chính sự chết – về sự chết, là kẻ thù vô danh, với sự đến gần của nó, con người thường phải rùng mình – mang tới phương diện giải thoát ngọt ngào và tốt đẹp.
Có một việc rất rõ ràng. Những cuộc hành quyết trong thế kỷ đầu tiên không giống như những cuộc hành hình trong thời hiện đại, vì họ không tìm kiếm một cái chết không đau đớn, mau chóng cũng không thể hiện một lượng nghiêm chỉnh nào dành cho tội phạm. Ngược lại, họ đã tìm cách hành hình thật đau đớn hoàn toàn sỉ nhục người ấy. Và thật là quan trọng khi chúng ta hiểu rõ vấn đề nầy, vì nó giúp chúng ta nhìn biết sự thương khó trong cái chết của Đấng Christ.
+ Thủ tục đóng đinh trên thập tự giá có thể được tóm tắt như sau: Cây thập tự được đặt trên mặt đất và nạn nhân được đặt trên đó. Những cây đinh, (dài khoảng 7 inches và với đường kính 3/8 inch) được đóng ngay nơi cổ tay. Điểm đóng sẽ ngay vào động mạch, gây ra sốc đau đớn lan ra khắp hai cánh tay. Có thể họ đặt các mũi đinh giữa khúc xương để chẳng có một xương nào bị gãy.
Các nghiên cứu cho thấy rằng những mũi đinh có lẽ đâm thủng qua những xương nhỏ nơi cổ tay, một khi những mũi đinh xuyên qua lòng bàn tay sẽ không chịu nổi trọng lượng của cơ thể. Theo thuật ngữ đời xưa, cổ tay được coi là một phần của bàn tay.
Dựng đứng tại bối cảnh đóng đinh vào thập tự giá sẽ là vị trí thẳng, gọi là trụ, đứng cao khoảng 7 feet. Ở trung tâm những cây trụ đôi khi có một chỗ ngồi, gọi là ghế đá, góp phần ủng hộ cho nạn nhân. Cây thập tự khi ấy được đỡ lên bên mấy cây trụ. Hai chơn lúc đó đã bị đóng đinh vào cây trụ. Để đóng đinh như thế, hai đầu gối phải khụm lại, ở tư thế rất khó chịu.
Khi thập tự giá được dựng thẳng lên, có lực căng nơi hai cổ tay, hai cánh tay và hai vai, kết quả trong sự lật khớp nơi vai và gân khuỷu tay. Hai cánh tay, ở vào tư thế khiến cho nạn nhân rất khó thở, và không thể hít không khí trọn được cho một lần thở. Nạn nhân chỉ có nước thở hắt mà thôi. (Điều nầy có thể giải thích lý do tại sao Chúa Jêsus đưa ra những câu nói ngắn khi ở trên thập tự giá). Khi thời gian trôi qua, các bắp thịt, từ chỗ bị mất máu, thiếu oxygen và tư thế phức tạp của cơ thể, sẽ rơi vào tình trạng vọp bẻ trầm trọng và co giật liên tục.
Đấy là một số những điều mà Chúa Jêsus đã gánh chịu khi cứu lấy hạng tội nhân. Bạn đã được cứu chưa? Nếu bạn đã được cứu rồi, hãy để cho thập tự giá cảm động bạn ở một tình trạng vâng phục cao độ và sự kính sợ dành cho Ngài. Nếu bạn chưa được cứu, ồ hỡi tội nhân, hãy đến với Ngài hôm nay và được cứu bởi ân điển Ngài.
+ Sự chết của Jêsus người Naxarét và hai tên cướp ngày ấy chỉ là công việc thường lệ đối với người Lamã. Sự chết của ba người Do thái không hề tạo ra một đốm sáng nào trên màn hình radar của Rome. Tôi muốn bạn nhìn biết rằng đang khi thế gian không nhìn thấy ý nghĩa của mọi điều xảy ra trong ngày ấy, sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ đã tạo ra những tin tức trên Thiên Đàng!
Đức Chúa Cha đã chứng kiến cái chết của Đức Chúa Con, và Ngài đã thỏa lòng, Êsai 55:11. Án phạt của tội lỗi đã được trả cho đến đời đời và hạng tội nhân có thể được cứu. Sự đóng đinh Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá đã mở ra một con đường đến với Đức Chúa Trời, con đường ấy sẽ không bao giờ bị đóng lại. Giờ đây, tất cả những ai chịu đến với Ngài bởi đức tin, tin cậy sự chết trên thập tự giá và sự sống lại từ kẻ chết của Ngài là hy vọng được cứu duy nhứt của họ, sẽ được cứu cho đến đời đời bởi ân điển của Đức Chúa Trời. (Minh họa: Rôma 10:9; 13). Đấy là những gì Ngài đã thực hiện để chuộc lấy chúng ta ra khỏi tội lỗi!
I. Đây là một nơi của sự lựa chọn
II. Đây là một nơi đóng đinh trên thập tự giá
III. ĐÂY LÀ MỘT NƠI RẤT ĐỘC ÁC (các câu 24, 29-32)
(Minh họa: Con người thích nghĩ rằng con người về mặt cơ bản là rất tốt. Sự thực thì khác xa lắm! Con người, trong thể trạng tự nhiên, hoàn toàn bị vấy bẩn rồi, là hư hoại tuyệt đối. Bị để lại đó, con người sẽ luôn luôn chọn con đường hướng hạ, con đường gian ác. Đấy là sự dạy của Êphêsô 2:1-3 và Rôma 3:10-23. Chẳng có điều tốt lành nào nơi con người cả. Con người bị ô uế trong vô vọng và rất là gian ác. Con người không thể làm lành, và họ không thể đổi được chính tấm lòng của mình. Thực vậy, họ chẳng có ước muốn thay đổi nữa là.
Chiều sâu tình trạng băng hoại xấu xí của con người đã thể hiện rõ nét trong ngày ấy tại đồi Gôgôtha. Con người đã đến mặt đối mặt với Đấng Tạo Hóa của mình. Con người không sấp mình xuống trước mặt Ngài. Con người không chịu thờ lạy Ngài. Con người không tôn cao Ngài. Khi con người đến mặt đối mặt với Đấng Tạo Hóa trên đồi Gôgôtha, con người đã giết Đức Chúa Trời mình.
Đúng như thế! Có nhiều người tại đồi Gôgôtha ngày ấy là hạng người rất khuôn phép, bởi các tiêu chuẩn của người khác. Họ sống nhơn đức với người lân cận của họ. Họ đã trả các món nợ của họ. Họ sống đời sống của họ và dấy lên nhiều gia đình của họ. Có nhiều người nhìn xem họ và sẽ gọi họ là nhơn đức. Hạng người được gọi là “nhơn đức” đó đã giết Đức Chúa Trời khi họ được cung ứng cho cơ hội! Hãy lưu ý thể nào sự độc ác của con người đã được tỏ ra tại một nơi được gọi là Gôgôtha).
+ Sự độc ác tỏ ra qua mấy tên lính, câu 24 – Sau khi mấy tên lính đã đóng đinh Chúa Jêsus vào cây thập tự, họ ngồi xuống nơi chơn Ngài rồi bắt thăm chỉ để lấy của cải duy nhứt mà Ngài đã có trên thế gian nầy, chính cái áo nơi lưng của Ngài. Điều nầy đã được thực hiện để làm ứng nghiệm lời tiên tri đời xưa, Thi thiên 22:18.
Mọi hành vi của những người nầy thể nào cũng tỏ ra tấm lòng chai cứng và gian ác ấy. Mấy tên lính cứng lòng nầy đã xây một con mắt mù và một lỗ tai điếc trước nổi thống khổ của Chúa Jêsus trong ngày ấy. Chẳng có một chút thương xót nào dành cho Đức Chúa Jêsus Christ ngày ấy tại đồi Gôgôtha!
+ Sự độc ác bày ra bởi đám dân đông đi ngang qua đó, các câu 29-30 – Khi Chúa Jêsus bị treo trên cây thập tự tại đồi Gôgôtha, có một đám đông tụ tập lại để xem Ngài và hai người kia chịu chết. Cụm từ “những kẻ đi ngang qua đó” nằm trong một thì động từ cho thấy “họ cứ đi qua đi lại”. Nói khác đi, chẳng có ngơi nghỉ trong hành động. Hết người nầy tới người kia, người ta cứ qua lại bên thập tự giá của Chúa Jêsus.
Khi họ đi như thế, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng họ “lắc đầu”. Trong xã hội thời ấy, đây là một dấu hiệu khinh dễ và nhạo báng. Số người nầy đã thù ghét Chúa Jêsus và muốn Ngài phải chết!
Kinh thánh cũng cho chúng ta biết rằng họ “mắng nhiếc Ngài”. Cụm từ “mắng nhiếc” có ý nói “phạm thượng”. Họ đã lặp đi lặp lại những lời kết án giả dối gán nơi Chúa Jêsus bởi các cấp lãnh đạo người Do thái. Họ đã chế nhạo lời xưng nhận của Ngài cho rằng Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết, câu 29b. Họ chế nhạo lời xưng nhận của Ngài là Cứu Chúa của thế gian, câu 30. (Minh họa: Luca 19:10; Mác 10:45).
Những người đi ngang qua đó bên cạnh Chúa Jêsus ngày ấy chẳng màng đến những thương khó của Ngài. Họ chẳng màng Ngài đã chịu khổ hình cay đắng. Họ chẳng màng Ngài sắp sửa gục chết. Mọi sự họ quan tâm đến là nhiếc móc Ngài khi Ngài chịu chết. Đấy là hành động của con người! Đấy là những gì hạng người không có Đức Chúa Jêsus Christ thực sự giống với. Đây cũng chính là tinh thần khiến cho dân chúng đến đứng bên lề rồi gọi một người muốn tự tử hãy nhảy xuống khỏi tòa cao ốc đi. Họ có khả năng đưa ra những hành vi đồi bại nhất có thể tưởng tượng được! (Minh họa: Đâu cần nhìn xa hơn, Nước Đức phát xít và cuộc diệt chủng; tội diệt chủng tại Sudan; sự độc ác của thiên kiến; v.v…).
+ Sự độc ác tỏ ra bởi các thầy tế lễ, các câu 31-32 – Giữa vòng đám đông người tụ tập lại ở đó ngày ấy là chính hạng người chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Jêsus ở chỗ thứ nhứt; các thầy tế lễ cả và mấy thầy thông giáo. Giờ đây, hãy in hình ảnh ấy trong trí bạn. Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vào thập tự giá và Ngài đã gục chết. Hai người kia cũng bị đóng đinh vào cây thập tự và bị treo ở đó trong sự xấu hổ và đau đớn công khai.
Nếu có bất kỳ một nhóm người nào trong thành Jerusalem, họ bị tình yêu, lòng thương xót, và mối quan tâm tin kính tác động, thì lẽ ra phải là số người nầy. Thế nhưng, họ chỉ đi qua đi lại bên thập tự giá. Họ không cầu nguyện. Họ không đưa ra lời lẽ yên ủi và khích lệ. Họ không đưa ra những lời lẽ thương cảm hay xin lỗi.
Khi số người nầy đi qua đi lại bên cạnh thập tự giá, họ “nhiếc móc” Chúa Jêsus. Từ ngữ ấy có ý nghĩa “đùa giỡn với ai đó”. Nói khác đi, họ đang chơi một trò: đi qua đi lại rồi chế nhạo Chúa Jêsus khi Ngài gục chết. Họ đã nhạo báng Ngài là Cứu Chúa, câu 31. Họ xưng rằng Ngài không có khả năng để cứu nhiều người khác.
Cái điều mà họ không biết, ấy là Chúa Jêsus đã ở trên cây thập tự, không phải vì Ngài không thể xuống được. Chúa Jêsus ở trên cây thập tự vì Ngài không xuống khỏi đó. Ngài có thể dễ dàng tự cứu lấy mình trong ngày ấy. Chúa Jêsus đã ở trên cây thập tự hầu cho Ngài có thể cứu dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ!
Thế thì, họ có sự táo tợn khi mắng nhiếc Chúa Jêsus, thậm chí khi Ngài đang gục chết. Họ chế nhạo Ngài xưng mình là Vua của Israel. Họ nói rằng nếu Ngài xuống khỏi thập tự giá, họ sẽ tin. Kỳ thực, Chúa Jêsus chẳng làm gì trong ngày ấy sẽ dẫn họ đến chỗ có đức tin. Họ sẽ không tin Chúa Jêsus dù cho có chuyện gì đi nữa! Họ đã bị phó hoàn toàn cho tội lỗi của họ!
Số người nầy là minh chứng rành rành cho thấy chỉ tôn giáo thôi không có quyền biến hạng người gian ác ra thánh cho được. Tôn giáo của họ không nhập vào tận tấm lòng của họ được. Họ biết về Đức Chúa Trời, nhưng họ không nhìn biết Đức Chúa Trời. Họ sống rất tôn giáo, nhưng họ bị hư mất. Hạng người tôn giáo bị hư mất có mặt giữa hạng người đồi bại nhất mà bạn sẽ từng gặp gỡ. Tại sao chứ? Họ “có hình thức tin kính, song họ chối bỏ quyền phép ấy”. Điều đó khiến cho họ có khả năng xưng công bình những xúc phạm ghê khiếp nhất theo danh xưng của tôn giáo họ!
+ Sự độc ác tỏ ra bởi những người bị xét đoán khác, câu 32 – Ngày ấy tại đồi Gôgôtha, ngay cả hai tên kia, khi sắp chết còn thả ra sự thù hận và căm ghét của họ đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng họ đã “nhiếc móc” Ngài. Cụm từ nầy có ý tưởng “tìm lỗi”. Từ ấy cũng có nghĩa là “lấy ác báo thiện”.
Hai người sắp chết nầy đã chứng minh rằng họ chẳng khác gì hơn hạng tội nhân gian ác khi họ nhạo báng Cứu Chúa sắp gục chết trên thập tự giá. Họ đang tỏ ra bản chất của Ađam ngay cả khi họ gục chết. Tất nhiên, Luca nói cho chúng ta biết một trong hai người nầy đã đến với đức tin. Đức Chúa Trời đã mở mắt người và người đã xây sang Chúa Jêsus rồi cầu xin được cứu rỗi, và Chúa đã cứu linh hồn của người nầy trong ngày ấy, Luca 23:39-43.
Nơi người ấy, chúng ta nhìn thấy phương thức cứu rỗi. Ấy chẳng phải bởi việc làm. Ấy chẳng phải bởi các việc làm tôn giáo. Ấy chẳng phải bởi sống nhơn đức. Mà chỉ bởi đức tin nơi Chúa Jêsus và công tác đã hoàn tất của Ngài trên cây thập tự. Sự cứu rỗi xảy ra khi một tội nhân hư mất đặt đức tin mình nơi Tin lành ân điển, I Côrinhtô 15:3-4.
+ Tôi không có thời gian để trụ lại ở tư tưởng nầy, vì vậy tôi chỉ nhắc tới tư tưởng ấy hôm nay. Bạn đã được trình bày cho biết về Gôgôtha! Có người ở đó rất giống như bạn.
+ Có thể bạn trông giống như mấy tên lính kia, chẳng nghĩ đến ai trừ ra chính mình. Hãy lấy mọi thứ bạn có thể vì bạn nghĩ cuộc sống mọi sự quy về cho bạn.
+ Có thể bạn giống như đám dân đông ấy, hư mất và sống không có Đức Chúa Trời, chỉ xây một con mắt mù và một lỗ tai điếc vào Đấng duy nhứt có thể cứu lấy bạn. Bạn nhiếc móc ơn cứu rỗi và sự tái sanh. Bạn nghĩ cứu rỗi chỉ là một trò đùa.
+ Có thể bạn sống giống như các thầy tế lễ cả và mấy thầy thông giáo. Bạn sống rất tôn giáo, song bạn bị hư mất. Bạn biết nhiều về Đức Chúa Trời, nhưng bạn không nhìn biết Đức Chúa Trời. Bạn là một người nhơn đức, đạo đức lắm. Bạn là một thuộc viên của nhà thờ. Bạn là một người láng giềng tốt bụng. Bạn không uống rượu hay rủa sả. Tuy nhiên, bạn chưa hề sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus rồi kêu cầu Ngài để được cứu rỗi. Cho tới chừng nào bạn làm việc ấy, bạn đang bị hư mất ở trong tội lỗi của mình!
+ Có thể bạn sống giống như hai tên cướp nọ; đang hấp hối nhưng rõ ràng có Cứu Chúa đứng kề bên, sẵn sàng để cứu. Hãy nhìn xem Ngài hôm nay, rồi giống như tên cướp biết ăn năn kia, kêu cầu Chúa Jêsus thì Ngài sẽ cứu lấy linh hồn bạn và bảo đảm cõi đời đời của bạn. Ngài sẽ cứu bạn ra khỏi Địa Ngục và ban cho bạn một quê hương ở Thiên đàng!
+ Bạn có mặt ở đó trong ngày Chúa Jêsus chịu chết. Một là bạn ở trong Ngài khi Ngài gục chết, hay bạn là một trong những kẻ đã nhiếc móc Ngài khi Ngài gục chết! (Minh họa: Rôma 6:6; Galati 2:20).

Phần kết luận: Các biến cố tại đồi Gôgôtha ngày ấy có ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn có thể quay nhìn lại khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá ấy và vui mừng nơi lẽ thật Ngài chịu chết vi tội lỗi của bạn không? Hoặc, có phải bạn quay nhìn lại ngày ấy rồi nói: “Sao chứ? Đấy là một câu chuyện hay, nhưng tôi không thấy câu chuyện ấy tác động nơi tôi chút nào”.
Các biến cố đã xảy ra trong ngày ấy tại Một Nơi Được Gọi Là Gôgôtha, một là bạn được cứu hoặc bạn sẽ bị rủa sả, đều nương vào những gì bạn xử lý với chúng. Nếu bạn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn, đồi Gôgôtha trở thành sự cứu rỗi của bạn. Nếu bạn từ chối không tin Chúa Jêsus, chọn lấy tội lỗi, con đường riêng và ý riêng của mình hơn là ý Ngài, thế thì đồi Gôgôtha trở thành sự rủa sả của bạn đấy.
Thập tự giá ở đồi Gôgôtha là lằn ranh phân biệt của con người! Ở bên nầy là người được chuộc; những người đã tin cậy Chúa Jêsus và được cứu bởi ân điển. Đám đông ấy sẽ lên Thiên Đàng.
Ở bên kia là những người từ chối không sấp mình xuống trước mặt Ngài. Đây là đám đông hướng tới Địa Ngục. Họ bị hư mất!
Nếu bạn ở bên người được chuộc, bạn nên vui mừng vì Đức Chúa Trời đã giàu ơn đối với bạn, kêu gọi bạn ra khỏi tội lỗi và cứu lấy bạn bởi ân điển Ngài.
Nếu bạn bị hư mất, bạn nên ấp ủ tiếng gọi của Ngài và hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay đi. Ngài sẽ cứu lấy bạn, nếu bạn chịu đến với Ngài! Thay đổi bên chẳng có gì là quá trễ đâu!

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Mác 15:20-39: "SỨ ĐIỆP NÓI TỚI THẬP TỰ GIÁ"



Mác 15:20-39
SỨ ĐIỆP NÓI TỚI THẬP TỰ GIÁ
Phần giới thiệu
: Trong một số phương thức, chúng ta quá quen thuộc với thập tự giá. Chúng ta nhìn thấy thập tự giá mỗi ngày trong đời sống của chúng ta. Nhiều nhà thờ có đặt chúng trên gác chuông. Có một thập tự giá ngay ở phía sau tôi khi tôi rao giảng sứ điệp nầy. Có một thập tự giá ngay phía trước tòa giảng nầy. Bây giờ, tôi không chống lại việc nhìn xem thập tự giá; song giống như bất kỳ biểu tượng nào khác, nó có thể mất đi quyền lực của nó trong đời sống của chúng ta nếu chúng ta quá quen thuộc với nó. Nói khác đi, chúng ta có thể bị tê liệt đi với thập tự giá.
Hãy suy nghĩ về điều nầy: Đối với nhiều người, thập tự giá chẳng khác gì hơn mẫu trang sức được sử dụng để đeo bên tai hay trên cổ. Đối với một số người, thập tự giá là một biểu tượng được ấn định cho sự thờ phượng; họ quì gối trước thập tự giá rồi cầu nguyện với nó. Có người xem thập tự giá là lá bùa hộ mạng chứa quyền lực siêu nhiên; họ treo nó trên đầu giường hoặc mang nó đi quanh khu vực có điều ác.
Thập tự giá chướng tai gai mắt đối với một số người. Ở I Côrinhtô 1:23, Phaolô gọi nó là “gương xấu”. Từ ngữ nầy ra từ chữ Hylạp “skandalon” có ý nói tới cái bẫy hay cái lưới. Từ ngữ nầy có ý nói tới cái gì đó làm cho người ta phải vấp và khiến cho họ bị té ngã. Chúng ta có từ Anh ngữ “scandal” (bê bối) từ chữ nầy. Đối với người Do thái, thập tự giá là một sự đáng xấu hổ! Họ không thể chịu được Đấng Mêsi bị đóng đinh trên thập tự giá! Đúng ra họ đã vấp ngã trước thập tự giá!
Thập tự giá là dại dột đối với một số người. Ở I Côrinhtô 1:23, Phaolô sử dụng nói cho chúng ta biết rằng người Hylạp đã xem thập tự giá là sự “dại dột”. Từ ngữ nầy ra từ chữ Hylạp “moria”, cung ứng cho chúng ta từ Anh ngữ “moron” (khờ dại). Người Hylạp hay biện luận đã nhìn vào một Cứu Chúa chịu chết trên thập tự giá và họ công bố đây là sự “rồ dại khờ khạo lắm”.
Thế nhưng, đối với một số người, thập tự giá là một vật có quyền lực và khôn ngoan. Ở I Côrinhtô 1:24, Phaolô nói rằng người nào đã nắm bắt được sứ điệp chơn thật nói tới thập tự giá đều hiểu rõ rằng thập tự giá không yếu đuối cũng không dại dột. Thay vì thế, đấy là quyền phép của Đức Chúa Trời và là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Thập tự giá là quyền phép của Đức Chúa Trời vì qua thập tự giá Đức Chúa Trời hủy diệt đời đời nước của Satan và phá vỡ cái nắm bắt của tội lỗi. Thập tự giá là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vì nơi thập tự giá, Đức Chúa Trời đã sử dụng một công cụ mà con người cũng như ma quỉ đều không thể lường được để hoàn thành sự cứu rỗi cho dân sự của Ngài. Nếu Satan biết rõ những điều Chúa Jêsus sẽ đạt được qua thập tự giá, hắn sẽ không bao giờ đẩy Chúa Jêsus đến với cây thập tự, II Côrinhtô 2:8.
Hôm nay, tôi muốn công bố sứ điệp nói tới thập tự giá. Đây không phải là một sứ điệp nhu nhược đâu; đây chẳng phải là một sứ điệp rồ dại. Đây là một sứ điệp đầy dẫy với quyền phép và sự khôn ngoan đáng kính sợ của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Hãy để cho sứ điệp nói tới thập tự giá phán cùng tấm lòng bạn hôm nay. Nếu bạn đã được cứu, hãy vui mừng trong những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành tại thập tự giá. Nếu bạn chưa được cứu, thực sự bạn cần nghe giảng sứ điệp nầy hôm nay. Chúng ta hãy lấy mấy câu nầy, cùng nhau đọc và xem xét Sứ điệp nói tới thập tự giá.
I. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI ĐAU KHỔ (các câu 20, 24-25)
A. Sứ điệp nói tới thập tự giá là một sứ điệp nói tới đau đớn, khổ sở và sự chết. Ba lần chúng ta được thuật cho biết trong mấy câu nầy Chúa Jêsus đã “bị đóng đinh trên thập tự giá”, câu 20, 24-25. Cụm từ nầy có ý nói “đóng đinh một người vào cây cọc”. Sự chết mà Chúa Jêsus đã chịu là một cái chết rất khủng khiếp, đau đớn. (Minh họa: Chúng ta có từ Anh ngữ “Excruciating” “khổ hình” từ hai chữ Latinh “ex” có nghĩa là “ra từ”“cruciare”, ý nói tới “thập tự giá”. Một cái chết trên thập tự giá đau đớn đến nỗi nó gắn với bất kỳ nỗi đau nào gây ra đau đớn cực kỳ. Minh họa: Tôi có nghe vài loại đau đớn được mô tả là “khổ hình”. Sự sanh con, sỏi mật, cắn lưỡi, những loại phẫu thuật nhất định, v.v…, đã được mô tả theo tư thế ấy. Thế nhưng, nếu bạn lấy nỗi đau đớn nhất mà bạn đã kinh nghiệm được rồi nhân lên 10.000 lần, bạn sẽ tới gần với việc kinh nghiệm nỗi đau mà Chúa Jêsus đã gánh chịu trên cây thập tự).
B. Khi Êsai nhìn tới tương lai rồi nhận rõ cái chết của Đấng Mêsi, ông đã mô tả điều đó ở Êsai 53:1-5. Êsai cũng nói cho chúng ta biết rằng nỗi đau theo phần xác của Ngài là không thể tưởng tượng được, Êsai 52:14. (Minh họa: Hãy mô tả sự chết bởi việc bị đóng đinh trên thập tự giá).
C. Hãy thêm vào điều nầy nỗi đau khổ mà Chúa Jêsus đã gánh chịu trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá để chịu chết.
1. Ngài đã bị bắt, bị xét xử, bị kết án rồi bị đánh đòn bởi cảnh vệ Đền Thờ, Mác 14:65.
2. Ngài đã bị đưa đến Philát, ở đó Ngài bị binh lính của Philát ngược đãi: Bị chết giễu – Mác 15:15 (Minh họa: Roi bò cạp); Bị đánh đòn – Mathiơ 27:27-35, Giăng 19:2-5; Bị nhổ vào mặt – Mathiơ 26:67, 27:30; Bị nhổ râu – Êsai 50:6; Bị đội cho chiếc mão gai – Mác 15:17.
3. Ngài bị kết án tử hình và chịu khổ khi Ngài vác lấy thập tự giá của Ngài dọc theo Via Dolorosa, (con đường đau khổ – dài 650 yards). (Minh họa: Patibulum, hay thập tự giá – 110 cân Anh) Giăng 19:17.
D. Tại sao Ngài phải gánh chịu loại sự chết nầy? Chỉ có một câu trả lời: Tình yêu Ngài dành cho bầy chiên lạc mất của Ngài, Rôma 5:8; I Giăng 3:16; I Phierơ 3:18. (Minh họa: Thập tự giá không phải là thứ trang sức rẻ tiền, người ta mang nó mà chẳng chút suy nghĩ. Thập tự giá không phải là lá bùa hộ mạng được sử dụng để làm giảm đi nỗi mê tín của chúng ta. Thập tự giá không phải là hình tượng để được thờ lạy. Đây là dấu hiệu nói tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta hãy khoe mình về thập tự giá của Ngài, và ngợi khen Chúa vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta, vì thập tự giá là cánh cửa bước vào sự sống cho hết thảy những ai nhìn biết Chúa Jêsus là Cứu Chúa, Galati 6:14).
II. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI TAI VẠ (các câu 26-32)
A. Khi Chúa Jêsus bị treo trên cây thập tự đó, phó mạng sống Ngài cho kẻ bị hư mất, kẻ thù của Ngài đã vây chung quanh Ngài giống như bầy kên kên đang đói khát vậy. Họ thù ghét Ngài nhiều đến nỗi họ lấy làm vui về Ngài và mắng nhiếc Ngài khi Ngài gục chết. Hãy nhìn vào ngôn ngữ Kinh thánh đang sử dụng: các câu 20, 31: “nhạo cười” – “đùa giỡn với; mang ý tưởng lấy làm vui về một người với ao ước muốn làm hại”. Câu 29: “chế báng” – “báng bổ; nói ra những việc ác về một người”. Họ đã “lắc đầu” khinh dễ Ngài. Họ nhiếc móc Ngài, họ bảo Ngài hãy tuột xuống khỏi thập tự giá đi nếu Ngài quả thật là Đấng mà Ngài đã xưng nhận. Họ nói: “Hắn đã cứu kẻ khác; mà cứu mình không được!”, câu 31. Họ đã đề cập tới chỗ Ngài đã làm cho Lazxrơ sống lại từ kẻ chết, Giăng 11:43-57. Các cấp lãnh đạo tôn giáo đã phạm tội nhiếc móc Đấng Mêsi của họ khi Ngài chịu chết trên cây thập tự.
B. Tai vạ nơi thập tự giá được nhìn thấy trong hai phương thức.
+ Thứ nhứt, là nơi thái độ của người Do thái đối cùng Chúa Jêsus. Ngài đã đến trong thế gian nầy làm Đấng Mêsi của họ. Ngài là sự ứng nghiệm của tất cả lời tiên tri trong Cựu Ước. Ngài đã đến để chuộc lấy họ và để dẫn họ vào trong Nước của Đức Chúa Trời. Họ đã tìm kiếm một người giỏi chinh phục, chớ không hiểu rằng Vua của họ phải chịu chết trước khi Ngài trị vì, Đaniên 9:26. Minh họa: Thập tự giá không bao giờ là “Phương Án B”. Chúa Jêsus đã bước vào trong thế gian nầy vì mục tiêu bước lên thập tự giá, Giăng 18:37; Khải huyền 13:8. Người Do thái có thể tiếp nhận Ngài, nhưng thay vì thế họ đã chối bỏ Ngài, Giăng 1:11. Họ đã khẳng định sự chối bỏ của họ bằng lời nói, Giăng 18:39-40; 19:5-16 và bằng mọi việc làm của họ, Mác 15:26-32. Đúng là một tai vạ!
+ Thập tự giá cũng là một tai vạ vì nó đem sự suy đồi của con người vào tiêu điểm chính. Bản chất thật trong tấm lòng của con người đã được tỏ ra bởi mọi hành động của hạng người hư mất tại đồi Gôgôtha. Mọi hành động của họ nhắc cho chúng ta nhớ rằng con người là vô vọng nếu như không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời, Êphêsô 2:1-4.
C. Phản ứng của bạn đối với thập tự giá tỏ ra tình trạng của tấm lòng bạn!
III. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI SỰ THUYÊN CHUYỂN (các câu 33-36)
A. Sau khi con người đã làm hết sức mình để chế nhạo và báng bổ Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời đã tắt hết những ngọn đèn nơi thập tự giá. Điều nầy giống như thể Đức Chúa Trời đang phán: “các ngươi đã nhạo báng Ngài đủ rồi!” Nhưng, trong những giờ phút tăm tối đó, Chúa Jêsus đã gánh chịu điều tệ hại nhất trong hình khổ của Ngài. Vì chính trong những giờ phút tối tăm đó, tội lỗi của bạn và tôi đã được chuyển sang cho Ngài, II Côrinhtô 5:21; Êsai 53:6, 9.
B. Tất cả nổi đau của Địa Ngục và nguyên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã úp đổ trên Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài thực sự gánh lấy chỗ của chúng ta trên thập tự giá ấy. Ngài đã chết cái chết của chúng ta; Ngài đã chịu lấy Địa Ngục của chúng ta; Ngài đã trả giá của chúng ta! (Minh họa: Êxêchiên 18:4; Thi thiên 9:17; Rôma 6:23).
C. Vì Ngài đã trả món nợ của tội nhân, người nào đặt lòng tin cậy của họ nơi Ngài để được cứu đều được giải phóng ra khỏi món nợ tội lỗi. Họ được giải phóng ra khỏi mối đe dọa của Địa Ngục. Họ đã được buông tha ra khỏi các án phạt nghịch lại họ. Thực vậy, họ đã nhận được điều tốt hơn thế! Mọi tội lỗi của chúng ta đã được thuyên chuyển sang cho Ngài tại thập tự giá; Khi chúng ta tiếp nhận Ngài vào lòng, sự công bình của Ngài được chuyển sang cho chúng ta, Rôma 4:16-25; Philíp 3:9! Khi Chúa nhìn vào một trong các con cái được chuộc của Đức Chúa Trời, Ngài nhìn thấy một con cái đã được làm nên thánh, công bình và vô tội và chính mình Chúa Jêsus! (Minh họa: Nếu bạn đang đợi đến lúc phải hô to mừng lên, bây giờ chính là lúc ấy đấy!)
D. Đừng quên sứ điệp của thập tự giá! Nếu bạn đang hư mất hôm nay, bạn đang ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, Giăng 3:18; 36, và bạn đang hướng tới Địa Ngục. Nhưng, bạn có thể được cứu nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus bởi đức tin, Rôma 10:13; Giăng 6:37. Ngài sẽ gánh lấy tội lỗi của bạn, và đổi lại, Ngài ban cho bạn sự công bình của Ngài!
IV. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI ĐẮC THẮNG (các câu 37-38)
A. Mấy câu nầy ghi lại sự chết của Chúa Jêsus. Sau sáu giờ đồng hồ trên cây thập tự, Ngài đã trút linh hồn khi Ngài biết rõ cái giá trả cho tội lỗi đã được thỏa và Đức Chúa Trời lấy làm thỏa mãn cho đến đời đời, Minh họa: Giăng 19:30. (Minh họa: Bạn biết người Do thái không giết Chúa Jêsus, có phải như thế không? Người Lamã cũng không giết Ngài! Không một ai giết Ngài cả, Ngài đã tự hạ mình xuống rồi vâng phục cho đến chết (Philíp 2:5-8) để hạng tội nhân sẽ được cứu. Ngài đã chịu chết khi đã đến lúc cho Ngài phải chịu chết, và không phải một giây trước đó, Giăng 10:17-18).
B. Lời lẽ của Chúa Jêsus từ thập tự giá không phải là lời lẽ của một “nạn nhân” mà là những tiếng hô to của một “người chiến thắng”! Ngài không nói “Ta đã xong rồi”! Ngài phán: “Mọi sự đã được trọn!” Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, sự chết của Ngài đánh dấu sự thất bại của ba kẻ thù kinh khiếp của nhân loại hư mất.
1. Sự chết của Ngài đánh dấu sự thất bại của Satan – Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, sự chết của Ngài đã quyết định số phận sự quản trị của Satan trong thế thế gian nầy, II Côrinhtô 4:4; Hêbơrơ 2:14.
2. Sự chết của Ngài đánh dấu sự thất bại của tội lỗi – Khi tội lỗi bước vào trong thế gian, nó đem sự chết, sự phá diệt và sự nguyền rủa theo với nó, Rôma 5:12. Chúa Jêsus thanh toán tội lỗi cho đến đời đời khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Giăng 1:29; Hêbơrơ 9:26.
3. Sự chết của Ngài đánh dấu thất bại của sự phân rẻ – Tội lỗi đã phân rẻ tội nhân với Đức Chúa Trời, Êsai 59:2. Sự chết của Chúa Jêsus đã phá vỡ bức tường ngăn cách được dựng lên bởi tội lỗi và góp phần đem những ai tin cậy Ngài trở lại với mối tương giao với Đức Chúa Trời, Rôma 5:10. (Minh họa: Chúa Jêsus là Người Phân Xử của chúng ta, Gióp 9:33. Ngài là Đấng Trung Bảo của chúng ta, I Timôthê 2:5. Ngài đã bắc nhịp cầu nối giữa chúng ta và Đức Chúa Trời, Êphêsô 2:13.)
C. Sự chết của Chúa Jêsus không phải là tai vạ như nó đã tỏ ra ở bề mặt. Sự chết của Chúa Jêsus là giờ phút đắc thắng trọn vẹn của chúng ta. Trong sự chết của Ngài, Ngài đã chinh phục mọi kẻ thù, đã hủy diệt mọi cạm bẫy trong tội lỗi của họ! (Minh họa: Thực sự có “đắc thắng trong Chúa Jêsus”, I Côrinhtô 15:57!)
V. SỨ ĐIỆP NÓI TỚI BẰNG CHỨNG (câu 39)
A. Thập tự giá của Chúa Jêsus còn sâu xa hơn cả sự chết, sự thương khó và huyết nữa. Thập tự giá của Chúa Jêsus là một nơi của chứng cớ. Chính ở đây Đức Chúa Trời đã đưa ra lời công bố long trọng nhất của Ngài về tình yêu thương dành cho nhân loại hư mất, Rôma 5:8; I Giăng 4:9-10. Công việc trọng đại nhất của Đấng Christ đã hoàn tất tại thập tự giá. Khi Ngài làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, Ngài đã giúp cho một người và gia đình của người nầy. Khi Ngài chữa lành cho mấy người phung; buông tha cho kẻ bị quỉ ám; mở mắt người mù và chữa lành kẻ đau, Ngài đã chữa lành cho một người và một gia đình cùng thời điểm. Khi Ngài cho 5.000 người ăn, Ngài đã giúp cho 5.000 người nam thêm cả phụ nữ vào trẻ em nữa. Nhưng, khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Chúa Jêsus đã tạo ra một sự khác biệt cho từng thành viên nào trong gia đình của Ađam biết nhìn xem Ngài bởi đức tin. Ấy chẳng phải chỉ có một người đâu; mà là “hễ ai muốn”, Rôma 10:13; Khải huyền 22:17. Ngài có thể tự cứu lấy mình, câu 31, nhưng Ngài ở lại trên thập tự giá để cứu nhiều tội nhân hơn!
B. Sự chết của Ngài không luống nhưng đâu! Chính cái ngày Chúa Jêsus chịu chết, chúng ta biết rằng tên cướp hư mất kia đã ăn năn, biết tin cậy và đã được cứu, Luca 23:40-43. Chính ngày ấy một thầy đội Lamã cứng lòng, theo tà giáo đã bị thuyết phục và đã được biến đổi khi ông ta nhìn vào bối cảnh ở trước mặt mình, Mác 15:39.
Nhiều thế kỷ về sau, sự chết của Ngài đã tạo ra sự khác biệt trong đời sống của tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày Ngài cứu tôi bởi ân điển của Ngài. Sự cứu rỗi mà Ngài đã kéo dài ra và tôi vui sướng nhận lãnh được là do sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá.
C. Thập tự giá của Đấng Christ vẫn còn trổi lên tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho hạng tội nhân bị hư mất. Trong thời buổi của chúng ta, bằng chứng của thập tự giá đã bị lặng đi bởi tiếng gọi quyến rũ của đời nầy cùng mọi khoái lạc của nó. Nhưng, đối với những ai chịu nghe sự làm chứng của thập tự giá và sẽ ấp ủ sứ điệp của nó, họ sẽ thấy có quyền phép trong sự điệp của nó.
Phần kết luận: Thập tự giá của Chúa Jêsus như thế nào đối với bạn? Chỉ mà mẫu trang sức thôi sao? Chỉ là biểu tượng tôn giáo à? Nó là lá bùa bạn treo trên đầu giường để đuổi ma quỉ thôi ư? Có phải thập tự giá ấy là sự rồ dại chăng? Hay, có phải thập tự giá là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”? Nếu bạn chịu ấp ủ sứ điệp của thập tự giá, bạn sẽ thấy rằng sự cứu rỗi vẫn còn sẵn có ở đấy. Bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời vẫn có thể cứu linh hồn; thay đổi số phận cho đến đời đời và chuyển tội nhân thành hạng thánh đồ của Đức Chúa Trời. (Minh họa: “Cây Thập Tự Xù Xì Xưa Cũ”). Ngày nay sẽ là ngày tốt lành cho bạn ấp ủ lấy Sứ Điệp Của Thập Tự Giá!

Mác 15:15-26: "PHẢI CHĂNG CHÚA JÊSUS MỘT MÌNH VÁC CÂY THẬP TỰ?"



Mác 15:15-26
PHẢI CHĂNG CHÚA JÊSUS MỘT MÌNH VÁC CÂY THẬP TỰ?
Phần giới thiệu
: Mấy câu nầy cung ứng cho chúng ta, với chi tiết rõ ràng, các biến cố vây quanh cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta có thể đọc trong câu chuyện Tin Lành nói tới nổi thương khó mà Chúa chúng ta đã chịu trong đêm hôm ấy và trong ngày mà Ngài đã gánh lấy tội lỗi của nhân loại. Thường thì chúng ta đọc câu chuyện nầy và tấm lòng chúng ta bị lay động phải nghĩ đến những điều Ngài đã làm cho chúng ta trong ngày ấy. Tuy nhiên, chúng ta thường đọc mấy câu nầy và không nắm bắt được các chi tiết nhỏ, những gì làm cho câu chuyện nầy ra sống động cho chúng ta. Trong phân đoạn nầy, tối hôm nay một trong các chi tiết nhỏ ấy tự nó bày ra cho chúng ta nhìn vào.
Ở câu 21, chúng ta đọc thấy một người có tên là Simôn người Siren. Ông được nhắc tới ở đây cũng như trong sách Mathiơ và sách Luca. Ông không xuất hiện ở chỗ nào khác trên những trang Kinh thánh và ông đã biến đi mau chóng y như ông đã xuất hiện vậy, Tuy nhiên, trong khi ông xuất hiện trong tầm nhìn của chúng ta, ông dạy cho chúng ta một bài học có giá trị về tình yêu thương của Đức Chúa Trời và về tình yêu của một người đối cùng Cứu Chúa. Người nầy đã làm cho Cứu Chúa của chúng ta những gì thậm chí các môn đồ thân cận nhất của Ngài không thể làm được. Nghĩa là, ông đã làm dịu đi nổi khổ của Chúa chúng ta trong khoảnh khắc của những giờ tối tăm nhất trong chức vụ trên đất của Ngài. Bạn thấy đấy, chính Simôn Phierơ là người đã nói: "Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết" Luca 22:33. Tuy nhiên, khi thì giờ đến phải theo Chúa Jêsus cho tới chết, Phierơ, giống như bao môn đồ khác đã lìa bỏ Ngài mà chạy trốn, Mác 14:50.
Chúng ta hãy dành mấy phút tối nay để nhìn vào câu chuyện nầy nói tới Simôn người Siren và tự hỏi mình câu nầy: Phải Chăng Chúa Jêsus Một Mình Vác Cây Thập Tự? Tôi lấy làm lạ không biết chúng ta có sẵn lòng vác cây thập tự theo sau Cứu Chúa của chúng ta giống như Simôn đã làm không!?! Chúng ta hãy xem xét câu chuyện nầy với từng chi tiết của nó tới nay.
I. CHÚNG TA NHÌN THẤY CỨU CHÚA BỊ KẾT ÁN
A. Tội ác của Ngài (câu 26) - Theo câu nầy, Chúa Jêsus bị tố cáo về việc tự xưng mình là Vua dân Do thái. Trong thực tế, Chúa Jêsus sẽ lên thập tự giá vì đây là một phần trong chương trình của Cha Ngài, Khải huyền 13:8. Từ quan điểm của con người, Chúa Jêsus bị kết án vì Ngài sống tin kính và vì Ngài đã dạy lẽ thật cho người ta về sự thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời. Tội ác duy nhứt cho Chúa Jêsus là phạm tội, ấy là tội yêu thương hàng tội nhân và chỉ cho họ con đường để đến với Đức Chúa Trời.
B. Sự kết án Ngài (các câu 15-20) – Mấy câu nầy cho chúng ta biết cách thức mà binh lính của Philát đã ngược đãi Chúa Jêsus. Giữa vòng những việc khác, họ đã chế nhạo Ngài, khạc nhổ nơi mặt Ngài, đánh đập Ngài với hai bàn tay của họ, đội cho Ngài chiếc mão gai, khoác lấy cho Ngài với áo xống màu điều, nhiếc móc Ngài, rồi đánh Ngài bằng một cây sậy. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã hứng chịu hết thảy mọi sự nầy mà chẳng có một lời ta thán, Êsai 53:7.
(Minh họa: Chúng ta đừng bao giờ quên buổi tối nầy, Chúa Jêsus đã gánh chịu mọi sự mà Ngài đã chịu vì Ngài không muốn bạn và tôi phải đi Địa Ngục. Ngài đã gánh chịu điều tệ hại nhất mà con người có thể đổ trên Ngài và Ngài đã chịu mọi sự ấy vì Ngài yêu thương chúng ta nhiều hơn Ngài yêu chính sự sống của Ngài nữa! Đúng là một sự tỏ ra đầy vinh hiển về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho hạng tội nhân - Rôma 5:8; Giăng 15:13.)
C. Sự đóng đinh trên thập tự giá của Ngài (các câu 22-25) – Sau khi họ đã ngược đãi Chúa chúng ta và sau khi Ngài đã gánh chịu trong một đêm đối xử thật tàn nhẫn, họ đã dẫn Ngài đi để đóng đinh trên thập tự giá. Lý trí hiện đại của chúng ta không sao hiểu được tính hung ác trong cái chết mà Chúa Jêsus đã chịu vì chúng ta. Chúng ta có từ ngữ "hình khổ" từ chính chữ mà từ đó chúng ta có chữ thập tự giá. Đây là cái chết nghiệt ngã và kinh khủng lắm, cái chết ấy được dành cho hạng thấp kém nhất trong hàng nô lệ. Thực vậy, một công dân Lamã không thể bị đóng đinh trên thập tự giá, trừ phi bởi chiếu chỉ trực tiếp của chính Xêsa. Vì lẽ ấy, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ, một người đã trải đời sống của mình ra để phục vụ cho tha nhân, một người "chẳng có tội lỗi chi hết", một người chẳng làm hại ai cả, song đã cứu giúp những người nào chạy đến với Ngài lại bị xét đoán phải chịu chết cái chết của kẻ nô lệ xấu xa và bị thù ghét nhất.
(Minh họa: Tôi có cần nhắc cho bạn nhớ cái chết của Ngài khủng khiếp là dường nào không? Êsai 52:14 cho chúng ta biết rằng "mặt mày người xài-xể lắm hơn kẻ nào khác". Hãy tưởng tượng nổi thương khó của việc bị mấy mũi đinh đóng xuyên qua tay chân xem. Hãy hình dung sự dằn vặt của thần kinh cảm xúc đối với sắt kim loại kia. Hãy tưởng tượng sự thương khó khi thân thể Ngài tan nát với những lần co thắt đập lưng Ngài thật mạnh vào thập tự giá xem. Hãy hình dung đầu Ngài sưng tấy lên từ chiếc mão gai được họ đội lên đầu Ngài xem. Hãy tưởng tượng Ngài phải co rút lại đối với những mũi đinh đóng nơi chơn Ngài xem, trong khi Ngài phải níu lấy những mũi đinh nơi tay để hít lấy hơi thở trong không khi rồi nói: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì", hay "Hôm nay, ngươi sẽ ở với Ta trong Parađi". Hãy hình dung cơn khát xem! Hãy tưởng tượng nổi xấu hổ trong sự trần truồng của Ngài xem. Hãy hình dung sự cô độc trong cái chết của Ngài, khi các môn đồ Ngài, với ngoại lệ Giăng đã bỏ chạy và ngay cả Cha của Ngài cũng đã xây đi chỗ khác không nhìn đến Ngài. Hãy tưởng tượng ngày ấy sẽ như thế nào khi nhìn thấy người nầy chết cái chết như vầy rồi nhìn biết rằng mọi sự đã diễn ra đó là vì Ngài yêu thương bạn và muốn dọn một con đường cho bạn được cứu. Hãy hình dung loại tình yêu ấy xem!)
(Minh họa: Chắc chắn cái chết của Chúa Jêsus là trọng tâm của phân đoạn Kinh thánh nầy, tuy nhiên, còn có nhiều điều cho chúng ta phải nhìn thấy ở đây tối nay. Chúng ta đã nắm bắt được cái nhìn về Chúa Jêsus, bây giờ, chúng ta hãy lưu ý người có tên là Simôn nầy).
I. Chúng ta nhìn thấy Cứu Chúa bị kết án
II. CHÚNG TA NHÌN THẤY SIMÔN BỊ BẮT BUỘC
A. Phong cách của ông – Chúng ta không biết nhiều về nhân vật có tên là Simôn nầy. Mọi sự chúng ta biết về ông, ấy là ông đến từ Siren, một vùng đất của châu Phi. Chúng ta biết ông có mặt tại thành Jerusalem trong dịp Lễ Vượt Qua, vì vậy cần phải nói rằng ông là một người đã cải đạo sang Do thái giáo. Nếu đây là trường hợp, có lẽ ông đang cùng về đó với gia đình của ông. Người nầy, một người châu Phi, có lẽ một người da màu, ông đến đấy là để thờ phượng. Ông đã đến để dâng Chiên Con Lễ Vượt Qua và giờ đây ông đã đến mặt đối mặt với Chiên Con của Đức Chúa Trời!
(Minh họa: Đúng là một bức tranh nói tới ân điển! Giống như Simôn, tôi nhìn thấy công việc của mình khi tôi đến mặt đối mặt với Chúa. Tôi không biết gì về Ngài cả, song Ngài đang tìm kiếm tôi!)
B. Sự lựa chọn của ông – Lời của Chúa cho chúng ta biết rằng họ đã "bắt" Simôn phải vác lấy thập tự giá của Chúa. Từ ngữ nầy có ý nói "bắt phục vụ công khai". Dường như mấy tên lính Lamã có quyền bắt dân chúng phải làm các công việc thay cho họ. Dân chúng bị luật pháp Lamã bắt buộc phải vâng theo, hoặc họ sẽ bị kết án tử hình. Chúa Jêsus dường như nhắc tới cách làm nầy ở Mathiơ 5:41.
C. Sự xấu hổ của ông – Có lẽ một trong những lý do mấy tên lính bắt Simôn phải làm công việc nầy là vì màu da của ông. Bạn thấy đấy, điều nầy bị coi là hành động làm giảm giá trị khi vác lấy thập tự giá của kẻ bị kết án. Không một tên lính nào muốn làm việc ấy, và mấy tên lính có lẽ sẽ chẳng chọn người nào rõ ràng là người Do thái để làm việc ấy nhằm vào ngày trước ngày Lễ Vượt Qua. Việc vác lấy cây thập tự nầy phải được quy cho người ấy và khi ấy người sẽ bị coi là ô uế về mặt nghi thức. Đối với Simôn, Lễ Vượt Qua đã qua rồi ngay giây phút ông chạm đến thập tự giá. Từ ngữ "bắt" mang theo nó ý tưởng nói tới sức mạnh. Có lẽ đấy là lời đe dọa chết chóc đã khiến cho người châu Phi nầy phải vác lấy cây thập tự đó lên rồi đem đi. Bất chấp mọi cảnh ngộ, từ giây phút Simôn chạm đến cây thập tự ấy, ông là một người đã được đánh dấu!
(Minh họa: Đúng là một bức tranh nói tới những ai trong chúng ta dám xưng mình là Cơ đốc nhân! Có phải bạn biết rõ thập tự giá của Đấng Christ vẫn còn được gắn với sự xấu hổ không? (Hêbơrơ 12:2). Chúa Jêsus phán rằng một trong các dấu hiệu chỉ ra các môn đồ Ngài, ấy là họ đã có một sự bằng lòng và ước ao muốn vác lấy thập tự giá, Mathiơ 16:24. Phân đoạn Kinh thánh nầy nói rõ rằng người nào đi theo Chúa Jêsus phải sẵn lòng chối bỏ mình, vác lấy thập tự giá mà theo Ngài. Làm ơn lưu ý rằng các bước chơn của Chúa Jêsus đã dẫn Ngài đến chỗ chết trước khi chúng dẫn Ngài đến với sự vinh hiển! Điều nầy cũng rất thực cho bạn và cho tôi! Để biết chắc, vác lấy thập tự giá sẽ đem lại sự quở trách của thế gian, I Côrinhtô 1:18, nhưng một sự bằng lòng vác lấy thập tự giá theo sau Chúa sẽ đem lại nụ cười của Đức Chúa Trời! Giống như một tội phạm bị kết án buộc phải vác lấy thập tự giá của mình để tỏ cho thế gian thấy rằng hắn ta đã chịu phục luật lệ mà hắn từng chống đối, cũng vậy người tín đồ đã được sanh lại phải vác lấy thập tự giá của Đấng Christ, phải chối bỏ mình, để tỏ cho thế gian thấy rằng giờ đây chúng ta phục theo luật lệ, phép tắc của Đấng mà chúng ta trước đây đã chống đối Ngài. Điều nầy dường có ý nói rằng chúng ta phải ăn ở không đồng bộ với thế gian. Nhất định nó có ý nói rằng chúng ta phải sống khác biệt với thế gian trong suy tưởng, tư thế của chúng ta trong cuộc sống, trong các hình thức giải trí mà chúng ta đang sử dụng, trong cách thức chúng ta tự biết xử thế trong những mối quan hệ của chúng ta, v.v…Phần xấu hổ của Đấng Christ là sự học đòi của chúng ta để được giống như Ngài thay vì giống như thế gian! Đừng giả vờ vác lấy thập tự giá của bạn trừ phi bạn đã đem từng lãnh vực đời sống của mình phục theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Có phải Đức Chúa Trời đẹp lòng với mọi sự bạn đang làm không? Bạn có mời Chúa Jêsus đến cùng nghe âm nhạc với bạn không? Bạn có thể mời Ngài cùng xem TV với bạn không? Bạn có đem Ngài theo trong cuộc hẹn hò của bạn không? Chúa Jêsus có thể cùng dự với bạn trong mọi sự bạn đang làm không? Nếu không, thế thì ai đó cần phải thay đổi, và quí bạn ơi, ấy chẳng phải là Ngài đâu!)
I. Chúng ta thấy Cứu Chúa bị kết án
II. Chúng ta thấy Simôn bị bắt buộc
III. CHÚNG TA THẤY MỘT TỘI NHÂN ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
A. Sự tể trị của Đức Chúa Trời – Chẳng phải là tình cờ mà Simôn và gia đình ông đi ngang qua thành Jerusalem trong giờ phút đặc biệt ấy đâu. Thực vậy, tôi tin rằng chính sự tể trị của Chúa đã cho phép con đường của ông ta đâm ngang qua con đường của Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi không thể hiểu được hết mọi việc làm của Chúa chúng ta, nhưng tôi biết rõ Ngài có một phương thức đem người ta đến với Ngài để cho họ được cứu. Có nhớ người đàn bà bên giếng không, Giăng 4:4-29? Có nhớ hoạn quan Êthiôpi không, Công Vụ các Sứ Đồ 8:26-39? Rõ ràng, Đức Chúa Trời đã sử dụng biến cố nầy để tỏ ra ơn cứu rỗi cho Simôn. Đức Chúa Trời đã đưa người tìm kiếm đến với Cứu Chúa!
(Minh họa: Hãy nhớ cách thức sự tể trị của Đức Chúa Trời tác động trên đời sống của bạn khi đem bạn đến với Chúa Jêsus. Ấy chẳng phải là tình cờ mà bạn được đưa đến với Ngài đâu! Chính sự khôn ngoan và ân điển của Đức Chúa Trời đấy!)
B. Quyền phép của Đức Chúa Trời - Mác nhắc tới Alécxanđơ và Ruphu. Hai cái tên nầy rất quen thuộc với những Cơ đốc nhân mà ông viết thư gửi cho họ. Về sau, khi Phaolô kết thúc thư tín ông viết cho người thành Rôma, ông nhắc tới Ruphu và mẹ của Ruphu. Sâu xa hơn nữa, ông đã xem bà chính là mẹ ruột của ông, Rôma 16:13. Rõ ràng là sự việc đã xảy ra trong tấm lòng của Simôn và gia đình ông khi họ nhìn thấy Chúa chịu chết tại đồi Gôgôtha trong ngày ấy. Bất luận điều gì đã xảy ra, Đức Chúa Trời đã sử dụng biến cố nầy để thay đổi Simôn và gia đình ông cho đến đời đời! Đúng là một bức tranh nói tới ân điển của Đức Chúa Trời!
(Minh họa: Bạn và tôi chưa hề nhìn thấy Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá. Chúng ta không bị buộc vào công việc vác lấy thập tự giá của Ngài trong ngày ấy. Tuy nhiên, nếu bạn đã được cứu, sẽ có một ngày khi bạn, giống như Simôn, đến mặt đối mặt với Đức Chúa Jêsus Christ. Có thể bạn không nhìn thấy Ngài đang dãy chết, song bạn biết rõ bạn cần những gì Ngài đã phó dâng. Khi bạn tin theo Ngài bởi đức tin, bạn được thay đổi y như Simôn và gia đình của ông ấy. Đúng là một sự khác biệt mà Chúa Jêsus đã làm trong đời sống của chúng ta!)
Phần kết luận: Khi tôi trình bày các tư tưởng nầy tối nay, tôi cần phải hỏi bạn câu nầy: Bạn đã được cứu chưa? Có phải bạn đang tin cậy Chúa Jêsus, và một mình Chúa Jêsus để bạn được cứu? Giống như Simôn, có phải bạn đang mang lấy thập tự giá của Chúa rồi bước theo Ngài qua cuộc sống, vui vẻ mang lấy nổi xấu hổ và quở trách vì danh cao cả của Ngài không? Nếu bạn đang bị hư mất, bạn có thể được cứu tối nay. Nếu bạn đã được cứu, song bạn lại để cho nhiều thứ ăn luồn vào trong đời sống của bạn, toàn là những thứ chẳng đẹp lòng Chúa, bạn có thể được thanh tẩy tối nay. Nếu bạn hoàn toàn thành thật và nhìn nhận rằng bạn thực sự chưa mang lấy thập tự giá. Bạn đang trượt qua cuộc sống và thực sự chưa sống cho Chúa Jêsus với sự đầu phục đáng phải có ở trong lòng, phải, cũng chẳng có hy vọng gì cho bạn đâu đấy. Bất luận là nhu cần nào, tôi mới bạn hãy đến với Chúa Jêsus và nhu cần ấy sẽ được định liệu cho đến đời đời. Phải chăng Chúa Jêsus một mình mang lấy thập tự giá? Không phải đâu, nếu bạn và tôi yêu mến Ngài và dự phần với Ngài trong một đời sống thuận phục Ngài hoàn toàn.