Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Mác 15:42-47: "GIÔSÉP: MÔN ĐỒ KÍN NHIỆM"



Mác 15:42-47
GIÔSÉP: MÔN ĐỒ KÍN NHIỆM
Phần giới thiệu
: Vào thế kỷ thứ tư, có một Cơ đốc nhân tên là Telemachus. Ông sống ở một ngôi làng xa xôi, chỉ ở quanh quẩn trong vườn và sử dụng phần lớn thời gian cho sự cầu nguyện. Một ngày kia ông tưởng mình nghe thấy tiếng của Đức Chúa Trời bảo ông phải đi đến Rome, vì vậy ông vâng theo, sửa soạn đi đường mình.
Nhiều tuần lễ sau đó, ông đến tại thành phố nhằm vào thời điểm có lễ hội lớn lắm. Vị thầy tu bước theo đám đông tràn vào những con đường đến đấu trường Coliseum. Ông nhìn thấy nhiều đấu sĩ đến đứng trước Hoàng đế rồi nói: “Chúng tôi là những kẻ sắp chết đến chào Ngài”. Khi ấy ông nhận ra số người nầy sắp sửa đánh nhau cho tới chết để mua vui cho đám đông. Ông kêu kên: “Nhơn danh Đấng Christ, hãy dừng lại!”
Khi các trận đấu bắt đầu, ông vẹt qua đám đông, trèo lên bức tường, rồi tuột xuống bên đấu trường. Khi đám đông nhìn thấy nhân vật nhỏ bé nầy chạy ùa tới các đấu sĩ rồi nói: “Nhơn danh Đấng Christ, hãy dừng lại!” họ tưởng đấy là một phần của buổi trình diễn rồi bật cười lên.
Khi họ nhận ra không phải như thế, nụ cười đã đổi thành giận dữ. Khi ông nài xin các đấu sĩ hãy dừng tay, một người trong số họ đã đâm thanh gươm vào thân thể ông. Ông té ngã xuống đất. Khi ông sắp chết, lời nói sau cùng của ông là: “Nhơn danh Đấng Christ, hãy dừng lại!”
Khi ấy một việc lạ đã xảy ra. Các đấu sĩ đứng nhìn chăm vào nhân vật nhỏ bé đang nằm đó. Một sự im lặng phủ lấy đấu trường Coliseum. Ở hàng ghế đầu, có một người đứng dậy rồi đi theo lối ra. Nhiều người khác đi theo. Trong sự im lặng chết chóc ấy, ai nấy đều rời khỏi đấu trường Coliseum.
Năm đó là năm 391SC, và đấy là trận đánh tới chết sau cùng giữa các đấu sĩ ở đấu trường Coliseum của người Lamã. Trong đấu trường lớn đó, chẳng còn có những con người giết chóc nhau để mua vui cho đám dân đông nữa, tất cả là vì một giọng nói nhỏ bé mà đám dân đông ồn ào kia khó mà nghe thấy được. Một giọng nói — một sinh mạng — đã nói ra lẽ thật trong danh của Đức Chúa Trời.
Câu chuyện ấy minh họa cho quyền phép một người có thể có khi họ dạn dĩ nắm lấy chỗ đứng cho Chúa của họ. Chúng ta thấy cùng một loại dạn dĩ ấy trong phân đoạn Kinh thánh ở trước mặt chúng ta hôm nay.
Trong mấy câu nầy, Đức Chúa Jêsus Christ đã phó mạng sống của Ngài trên thập tự giá. Thân thể đầy máu, tan vỡ của Ngài đang chết treo kia, không còn có sự sống nữa. Đám dân đông rời đi. Mẹ Ngài và Giăng rời khỏi bối cảnh sự chết của Ngài. Mấy tên lính đang sửa soạn rời khỏi đồi Gôgôtha. Đây là một cảnh tượng chết chóc, đau đớn và buồn rầu.
Từ chỗ tăm tối của giây phút ảm đạm ấy tại đồi Gôgôtha, một làn ánh sáng của linh hồn dạn dĩ đã chiếu ra. Từ trong những người có mặt ở đó, một người bằng lòng tự đồng hóa mình với Chúa Jêsus. Một người bằng lòng xưng nhận mình rồi phục vụ cho thân thể của Chúa. Chúng ta muốn cùng nhau xem xét chính nhân vật nầy hôm nay.
Sự dạn dĩ của Giôsép người Arimathê đứng như một thách thức cho các tín hữu trong mọi thời đại. Những việc làm có tính cách anh hùng của ông kêu gọi chúng ta và cũng chính nhân vật nầy đòi hỏi chúng ta phải nắm lấy chỗ đứng với Chúa Jêsus.
Tôi muốn rao giảng về Giôsép: Môn đồ kín nhiệm hôm nay. Tôi muốn xem thấy Bổn tánh của Giôsép; Tình trạng kính giấu của Giôsép Lòng can đảm của Giôsép. Tôi muốn bạn để cho các đức tính nơi đời sống của con người cao trọng nầy nói với bạn và thách thức bạn trong cách ăn ở của bạn với Chúa.
I. BỔN TÁNH CỦA GIÔSÉP
+ Tất cả bốn trước giả Tin Lành đều nói cho chúng ta biết về nhân vật nầy có tên là Giôsép. Các phần mô tả của họ tỏ ra phẩm chất và sự ngay thẳng của một người. Giôsép có một phẩm chất xứng đáng cho sự học đòi.
+ Ông xuất thân từ một chỗ gọi là Arimathê – Trong thời kỳ Cựu Ước, thành phố được gọi là Ramah, hay Ramahthainzophim. Thành nầy nằm cách thành Jerusalem 20 dặm về phía Tây Bắc và là thị trấn quê hương của tiên tri Samuên, I Samuên 1:1.
+ Ông là một người giàu có – Mathiơ 27:5 – Khả năng mua sắm một ngôi mộ trong vườn rất đắt tiền gần thành Jerusalem cho thấy điều nầy.
+ Ông được gọi là một người “chánh trực công bình” – Luca 23:50 – Từ ngữ “chánh trực” có ý nói tới “rất sẵn sàng”. Giôsép là một người rất đáng kể. Ông là một người ngay thẳng. Từ ngữ “công bình” có ý nói ông là một người “liêm khiết”. Ông là một người rất tôn trọng Lời của Đức Chúa Trời với hết khả năng của mình. Giôsép đã có một phẩm chất đạo đức tốt lành và nêu một tấm gương cực kỳ tôn giáo.
+ Ông được gọi là “có danh vọng” – Mác 15:43 – Từ ngữ “danh vọng” cho chúng ta biết rằng Giôsép là một thành viên của Tòa Công Luận. Bộ phận 70 thành viên nầy là bộ phận cai trị tối cao của người Do thái. Họ có quyền lực tối thượng trong mọi vấn đề của tôn giáo và sinh hoạt xã hội người Do thái. Họ là hạng người có quyền lực cao lắm. Đây chính là bộ phận đã kết án tử hình Chúa Jêsus.
Từ ngữ “danh vọng” có ý nói ông có “chỗ đứng tốt; ông là một nhân vật có ảnh hưởng và được tôn trọng”, là thành viên của bộ phận hạng người ấy. Sát nghĩa, Giôsép là một lãnh đạo giữa vòng những người lãnh đạo. Ông được biết đến và được tôn trọng lắm bởi người Pharisi, người Sađusê và các thầy thông giáo.
+ Ông “trông đợi Nước Đức Chúa Trời” – Điều nầy có nghĩa là Giôsép, giống như Simêôn và Anne, họ đã tuyên xưng đức tin nơi Chúa Jêsus tại Đền Thờ khi Ngài là một Con Trẻ, Luca 2:22-28, là một nhân vật có đức tin chơn chánh nơi Đức Chúa Trời. Giôsép còn hơn cả một người Do thái tôn giáo. Đức tin của ông rất chơn thật và ông đã tìm kiếm, ao ước muốn nhìn thấy Đấng Mêsi.
Hầu hết các cấp lãnh đạo Do thái đều có một tôn giáo, tôn giáo ấy đã dãy chết. Họ chối bỏ Đức Chúa Trời bằng phương thức họ sinh sống và bởi phương thức họ thực thi tôn giáo của họ. Mặt khác, Giôsép là người biết cách sống chơn thật! Ông đã có một đức tin sống động, đức tin ấy đã tác động phương thức ông sống đời sống của mình!
+ Giôsép người Arimathê đã có nhiều đức tính khiến cho ông phải đứng ra. Ông là loại người tạo ra một tín đồ lớn ở nhà thờ và là một người bạn thiết. Ông cũng có một vài phẩm chất rất thực giống với từng người trong phòng nhóm nầy hôm nay.
Không một ai ở đây xuất thân từ thị trấn Arimathê. Không một ai ở đây từng là thành viên của Tòa Công Luận Do thái. Hầu hết chúng ta đều không phải là người giàu có. Tất cả chúng ta có thể có cùng loại phẩm chất đạo đức và thuộc linh mà Giôsép đã tỏ ra trong đời sống của ông.
Tất cả chúng ta có thể trở nên “chánh trực”“công bình” – Chúng ta có thể không chánh trực theo ý nghĩa sống trọn vẹn tôn giáo, nhưng chúng ta có thể sống giống như Giôsép, sẵn có và sẵn sàng phục vụ Chúa bất cứ thời điểm nào. Chúng ta có thể không “công bình” trong lòng mình, nhưng chúng ta có thể giống như Giôsép và trở thành hạng người ngay thẳng, hạng người sống loại đời sống thanh sạch cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tất cả chúng ta có thể sống giống như Giôsép bằng cách có một đức tin chơn chánh trong Đức Chúa Jêsus Christ. Cái điều khiến cho Giôsép ra khác biệt, là đức tin của ông trong Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là điều đã phân biệt ông với những nhà tôn giáo chết kia, họ đang sống ở chung quanh ông. Hết thảy họ đều có những nghi thức, luật lệ và sự công bình riêng của họ. Mặt khác, Giôsép đã có một đức tin sống động, đức tin ấy làm thay đổi đời sống của ông.
Hôm nay, bạn chỉ hãy nhớ rằng tôn giáo cùng các việc lành sẽ không hề cứu được linh hồn của bạn. Sự cứu rỗi không đến qua những việc làm công bình, Êphêsô 2:8-9; Tít 3:5. Sự cứu rỗi chỉ đến qua đức tin nơi việc làm đã hoàn tất của Đức Chúa Jêsus Christ.
+ Sự cứu rỗi xảy ra khi một tội nhân hư mất được kéo đến với Chúa Jêsus bởi Đức Thánh Linh, Giăng 6:44.
+ Tội nhân ấy được làm cho tỉnh thức về tình trạng của mình. Người nhìn thấy được tình trạng tội lỗi của mình, Rôma 3:23.
+ Người cũng nhìn biết được sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và cái giá mà Đức Chúa Trời đòi hỏi vì cớ tội lỗi, Rôma 6:23.
+ Khi ấy, tội nhân đó được kéo đến đồi Gôgôtha. Người nhìn thấy cái giá mà Chúa Jêsus đã trả cho tội lỗi của mình trên cây thập tự. Người nhìn thấy Cứu Chúa tan vỡ, đổ máu, chịu khổ và chịu chết vì tội lỗi, Mác 10:45.
+ Người nhìn thấy Cứu Chúa bị chôn trong mộ.
+ Người nhìn thấy sự sống lại của Ngài trong quyền phép và vinh hiển ba ngày sau đó, Mathiơ 28:1-6.
+ Hạng tội nhân nhìn thấy mọi việc nầy và hiểu rõ ràng một mình Đức Chúa Jêsus Christ là con đường cứu rỗi.
+ Hạng tội nhân hư mất nhìn thấy bởi đức tin, tin tưởng mọi sự nầy và tội nhân ấy được cứu ngay lập tức và cho đến đời đời, Giăng 6:37; Rôma 10:13; Công Vụ các Sứ Đồ 16:31. Đấy là sự cứu rỗi theo Kinh thánh!
+ Trong khi chúng ta có thể không sống như Giôsép, chúng ta có thể giống với ông trong các phương thức đáng kể nhất. Chúng ta có thể có những dấu vết tốt đẹp về bổn tánh của ông trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể được cứu bởi ân điển, và chúng ta có thể hầu việc Chúa!
I. Bổn tánh của Giôsép
II. SỰ KÍN NHIỆM CỦA GIÔSÉP
+ Giôsép người Arimathê là một lãnh đạo người Do thái, nhưng ông cũng là một tín đồ tin theo Đức Chúa Jêsus Christ. Giôsép đã đạt tới mức vòng tay ôm lấy lẽ thật: Chúa Jêsus là Đấng Mêsi từ lâu mong đợi, Ngài đã đến và giải cứu Israel.
+ Chúng ta không biết chính xác làm cách nào Giôsép đã đạt tới chỗ có đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng chúng ta có thể dám chắc rằng ông đã có nhiều cơ hội để gặp gỡ và nghe thấy Đức Chúa Jêsus Christ theo cách riêng. Có lẽ ông đã được Toà Công Luận sai phái để điều tra nhân vật xuất thân từ xứ Galilê. Có lẽ Giôsép đã lắng nghe khi Chúa Jêsus dạy dỗ về Nước Đức Chúa Trời hầu đến và con đường cứu rỗi. Có thể Giôsép đã nghe Chúa Jêsus giảng khi Ngài công bố tôn giáo của người Do thái đang dãy chết. Có lẽ Giôsép có mặt ở đó khi Chúa Jêsus thi hành một số phép lạ của Ngài. Chắc chắn là Giôsép đã nghe một số bài làm chứng từ những người đã được cứu giúp và được phục vụ cho bởi Đức Chúa Jêsus Christ. Một số việc đã dẫn Giôsép người Arimathê đến với đức tin nơi Chúa.
+ Trong khi Giôsép là một tín đồ, ông đã giữ kín đức tin của mình. Giăng 19:38 chép: “Sau đó, Giô-sép người A-ri-ma-thê, làm môn đồ Đức Chúa Jêsus một cách kín giấu, vì sợ dân Giu-đa, xin phép Phi-lát cho lấy xác Đức Chúa Jêsus”. Giôsép là một tín đồ, nhưng ông e sợ có chuyện xảy ra cho ông một khi người Do thái khác phác hiện ra.
+ Chúng ta không biết Giôsép đã tin theo Chúa Jêsus bao lâu, nhưng chúng ta biết ông đã chống đối mọi nổ lực của Tòa Công Luận khi kết án tử hình Chúa Jêsus, Luca 23:51. Giôsép là một người giàu có, nhưng ông không bằng lòng trả giá cho việc đồng hóa mình với Đức Chúa Jêsus Christ.
+ Giôsép đã có nhiều đức tính đáng khen, nhưng thất bại của ông không tuyên bố công khai đức tin mình nơi Chúa Jêsus không phải là một trong số đó. Trong phương diện nầy của cuộc đời ông, Giôsép không phải là người mà chúng ta muốn đua tranh.
Buồn thay, có nhiều tín đồ thích ứng với mô tả sơ lược về Giôsép người Arimathê. Họ đã sống thật kín giấu đến nỗi CIA không thể nhận ra họ là một con cái của Đức Chúa Trời. Những người lân cận họ không biết họ đã được cứu. Bạn cùng làm việc với họ trong sở làm không biết họ đã được cứu. Bạn cùng lớp của họ không biết họ đã được cứu. Nếu bạn quan sát họ từng ngày một, sẽ có ít bằng chứng cho thấy rằng họ đã được cứu.
Đời sống của họ chẳng thấy gì là khác biệt với thế giới ở chung quanh họ. Họ không đi nhà thờ cách đều đặn. Họ không hề đứng lên, thậm chí ở trong nhà thờ, và đưa ra lời làm chứng rõ ràng về ơn cứu rỗi. Họ sử dụng một thứ ngôn ngữ và làm y những việc giống như kẻ bị hư mất ở chung quanh họ. Họ có ý che giấu đức tin của mình vì họ sợ những điều người ta sẽ nói về họ. Hãy lắng nghe Châm ngôn 29:25: “Sự sợ loài người gài bẫy; Nhưng ai nhờ cậy Đức Giê-hô-va được yên ổn vô sự”.
Sợ hãi người khác là cái bẫy mà Satan đặt ra để gài bẫy thánh đồ nhút nhát của Đức Chúa Trời. Khi Satan có thể làm câm nín sự làm chứng của bạn, hắn có thể ngăn trở lý tưởng của Chúa Jêsus. Khi hắn có thể ngăn trở bạn không đứng dậy cách dạn dĩ và công bố đức tin của mình, hắn có thể ngăn trở nhiều người khác không nghe giảng Tin Lành. Sợ hãi là cái bẫy mà chúng ta phải tránh né với bất cứ giá nào!
+ Nếu bạn đã được cứu, đừng là một tín đồ im lặng, e sợ nữa. Hãy nắm lấy chỗ đứng của bạn cách dạn dĩ cho Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu bạn. Hãy mở miệng ra, dâng lời ngợi khen và dâng vinh hiển cho Đấng đã chết trong chỗ của bạn. Hãy đưa ra sự làm chứng lớn tiếng cho Đấng đã chuộc lấy linh hồn bạn ra khỏi Địa Ngục, đã tha thứ mọi tội lỗi và đã làm thay đổi đời sống của bạn. Hãy mau mau tôn cao Ngài vì mọi sự mà ngài đã làm cho bạn!
+ Chúng ta bị buộc phải làm chứng cho Ngài; đấy là điều đáng mong đợi; và đó là việc xứng đáng, Thi thiên 107:2; 113:1-9; 47:1; 111:1-10. Chúng ta có thể không làm gì tốt hơn là công khai tuyên xưng đức tin của mình; tình cảm mình dành cho; và lòng trung thành của chúng ta với Đức Chúa Jêsus Christ, vì ân điển, vì tình yêu thương, vì lòng thương xót, vì ơn tha thứ và vì sự cứu rỗi của Ngài. Hãy đoạn tuyệt với việc làm thánh đồ “kín nhiệm” của Đức Chúa Trời đi và vòng tay ôm lấy Ngài cách công khai!
I. Bổn tánh của Giôsép
II. Sự kín giấu của Giôsép
III. LÒNG DẠN DĨ CỦA GIÔSÉP
+ Giôsép đã mua lấy một ngôi mộ gần thành Jerusalem, ông dự tính mình được chôn ở đó. Mộ địa được đục đẻo từ trong đá rất đắt tiền. Chỉ có người giàu mới có thể mua được một cái mà thôi. Ngôi mộ ấy là kỷ niệm theo đời nầy đối với sự giàu có, quyền thế, cùng những thành tựu của ông trong suốt cuộc đời. Ngôi mộ ấy được thiết kế để công bố sự vinh hiển của ông.
Khi Giôsép người Arimathê thấy Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá, mọi thứ tự ưu tiên của ông đà thay đổi. Những gì sự sống của Chúa Jêsus không thể làm, sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá đã làm. Khi Giôsép nhìn thấy Chúa Jêsus gục chết trong ngày ấy, ông đã đưa ra một quyết định. Ông sẽ không im lặng nữa. Ông sẽ chẳng che giấu đức tin của mình nữa.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, Giôsép đã dạn dĩ đến gặp Philát để xin lấy xác của Chúa Jêsus. Sau khi quyết định Chúa Jêsus đã thực sự chết hẳn rồi, Philát đã trao thi thể cho Giôsép và ông đã sửa soạn Ngài để đem đi chôn.
Đồng thời, thái độ của hai nhân vật nầy đối với thi thể đã chết của Chúa rất đáng được chú ý đến. Hãy nhìn vào Giôsép khi ông xin và dịu dàng chăm sóc cho thi thể của Chúa xem. Đối với ông, đây là việc quí báu đáng được đối xử với lòng thương xót và sự chăm sóc hết mức, các câu 43, 46. Đối với Philát, thi thể của Chúa Jêsus chỉ là một thây ma, một thứ chỉ đáng đem bỏ đi.
+ Khi Chúa Jêsus gục chết, mẹ Ngài và mấy người đàn bà ở chung quanh ngôi mộ chẳng có vị thế nào để lo liệu cho thi thể của Ngài. Giăng có mặt ở đó, nhưng có lẽ ông đã đội lốt, vì ông cũng sợ người Do thái và người Lamã. Các em kế của Chúa có lẽ không có mặt ở đó để chứng kiến sự chết của Ngài. Giôsép biết rõ rằng nếu chẳng có ai lo liệu, thi thể của Chúa Jêsus sẽ bị đem xuống khỏi thập tự giá rồi bị quăng đi giống như một thứ rác rưỡi thôi.
Người Do thái đã lo liệu rồi với Philát rằng các thi thể sẽ được đem xuống khỏi thập tự giá, Giăng 19:31-34. Ngày hôm sau là ngày Lễ Vượt Qua và người Do thái muốn các thi thể phải được đem xuống và tống khứ đi trước bình minh của một ngày thánh. Đấy là lý do tại sao Philát đã ra lịnh cho binh lính của mình đánh gảy ống quyển của những kẻ bị đóng đinh trên thập tự giá. Với những ống quyển bị đánh gãy, kẻ bị tử hình không còn đứng dậy được để trút cơn giận ra. Không có khả năng đó, họ sẽ chết trong vài phút đồng hồ. Vì vậy, mấy tên lính chụp lấy cái vồ bằng gỗ rồi đánh gãy ống quyển của những kẻ đã chết kia. Tuy nhiên, khi họ đến với Chúa Jêsus, Ngài đã chết thực rồi. Để khẳng định điều nầy, họ đâm mũi giáo vào sườn Ngài thì nước và huyết tuôn ra. Điều nầy cho thấy sự thực rằng sự chết đã diễn ra rồi. Huyết tương và các tiểu huyết cầu trong máu của Ngài đã phân biệt ra rồi.
+ Phân đoạn Kinh thánh gốc của chúng ta chép rằng Giôsép đã “bạo gan” đến xin lấy xác của Chúa Jêsus. Cụm từ ấy có ý nói “xin với lòng can đảm”. Hãy nhớ, nhân vật nầy rất sợ phải công khai nắm lấy chỗ đứng trong vai trò một môn đồ của Chúa Jêsus. Giờ đây, sau khi nhìn thấy Chúa Jêsus gục chết trên thập tự giá, ông đã bạo gan. Ông bước vào sự hiện diện của Philát rồi xin lấy xác ấy. Philát rất đỗi kinh ngạc khi biết Chúa Jêsus đã chết hẳn rồi. Ông ta sai tìm gặp thầy đội, là người khẳng định sự thực Chúa Jêsus đã chết hẳn rồi. Philát mới chịu trao xác cho Giôsép và ông, cùng với Nicôđem, Giăng 19:38-42, bắt đầu những chuẩn bị cho sự chôn cất.
(Lưu ý: Dường như là Nicôđem đã bị tác động bởi lòng dạn dĩ ông nhìn thấy nơi Giôsép. Có thể họ đã có mặt ở đó ngày ấy trong vai trò đại biểu mà Tòa Công Luận cử đi để quan sát cái chết của Chúa Jêsus. Nếu thực vậy, hai người nầy đã đến tại đồi Gôgôtha tiêu biểu cho một tôn giáo chết, họ ra về tiêu biểu cho một Chúa hằng sống!)
Cách nói của câu 46 là cách nói của sự dịu dàng. Giôsép và Nicôđem đã xử sự với xác của Chúa bằng sự chăm sóc dịu dàng, sửa soạn thi thể theo cách tốt nhứt để họ có thể lo chôn cất. Họ đã tắm rửa cho thi thể của Ngài, họ quấn thi thể ấy bằng vải gai mịn. Giữa các lớp vải gai, các thứ hương liệu đã được dùng cho thi thể. Hết thảy mọi sự nầy đã được làm ra trong sự vội vàng, khi bóng tối ngã dài báo hiệu đêm đã xuống.
+ Khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Giôsép chẳng còn quan tâm đến sự vinh hiển của riêng mình được nữa. Giờ đây ông bạo gan bước tới và công khai tuyên bố đức tin mình nơi Chúa Jêsus. Ông tuyên bố đức tin mình bằng cách công khai xin lấy thi thể. Thế rồi, ông và Nicôđem đến lấy xác Chúa xuống khỏi thập tự giá. Họ vác cái xác ấy đi khắp các đường phố, chẳng màng ai sẽ nhìn thấy họ nữa. Họ sửa soạn cho thi thể rồi họ đặt thi thể vào trong ngôi mộ, lăn hòn đá để chặn cửa mộ lại.
Phải bạo gan lắm cho Giôsép khi đến trước mặt Philát để xin lấy xác của Chúa Jêsus. Cho phép tôi nhắc tới một số vấn đề mà ông đã phải đối diện với:
+ Là một thành viên của Tòa Công Luận, Giôsép đã bị Philát đuổi ra có lẽ rất giận dữ từ lúc ông đến đấy trước đây với họ.
+ Bằng cách đồng hóa mình với một người đã bị hành quyết vì phản bội, Giôsép cũng đã bị ám chỉ là một kẻ phản bội đối với Rome nữa.
+ Khi Giôsép tự đồng hoá mình với Chúa Jêsus, chắc chắn ông sẽ bị trục xuất ra khỏi Tòa Công Luận.
+ Người Do thái bình thường cũng sẽ xây khỏi ông. Họ sẽ cho nhân vật nầy tự đồng hóa mình với một người đã bị các cấp lãnh đạo khác kết án là một kẻ phạm thượng, một tên phản bội và là một đấng mêsi giả hiệu.
+ Giôsép sẽ mất hết tiền bạc, thế lực, tiếng tăm và không còn được lòng người nữa.
+ Bằng cách đụng đến một thi thể đã chết, Giôsép tự làm ô uế mình và sẽ không được phép dự bữa ăn Lễ Vượt Qua.
+ Giôsép đã trả một giá rất cao để đứng lên vì Chúa Jêsus.
+ Vẫn còn phải trả giá để trở thành một môn đồ thật của Chúa Jêsus. Chúa phán điều đó như thế nầy đây: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” Mathiơ 16:24.
Để trở thành một môn đồ thật của Chúa Jêsus thì phải sống một đời sống thật xấu hổ. Phải sống một đời sống mà ở đó bạn bỏ hết mọi quyền hạn và ý muốn của mình. Bạn tự chối bỏ mình, phó mình cho ý chỉ của Đấng đã chịu chết để chuộc bạn ra khỏi tội lỗi của bạn trên thập tự giá, I Côrinhtô 6:19-20. Phải sống một đời sống bước ra khỏi thế giới ở chung quanh bạn. Phải sống một đời sống khác biệt như thế, thế gian nhìn vào bạn với sự thù ghét, không tin tưởng và hiểu lầm!
(Minh họa: Hugh Latimer được nuôi dạy trở thành Giám Mục xứ Worcester trong đời trị vì của Vua Henry VIII. Các giám mục phải dâng quà tặng cho nhà vua trong ngày đầu năm là thông lệ của thời buổi ấy. Latimer cùng đi với các anh em mình để dâng một của lễ như thường lệ; song, thay vì là một túi vàng, ông dâng cho nhà vua một quyển Tân Ước, trong đó kẹp một chiếc lá ghi sứ điệp nầy: “Người hay chơi gái và tà dâm Đức Chúa Trời sẽ xét đoán”. Làm như thế thì phải bạo gan lắm, đặc biệt với một người hay thay đổi và bạo lực giống như Vua Henry!)
+ Đấy là điều Kinh thánh dạy dỗ, song tôi sợ rằng hầu hết các tín đồ không dám sống một đời sống như vậy đâu! Chúng ta phải sống như thế! Chúa Jêsus đã phó mọi sự của Ngài cho chúng ta, chúng ta phải phó cho Ngài không được kém hơn khi đổi lại!
Phần kết luận: Đây là một chỗ thật đáng buồn khi kết thúc sứ điệp nầy. Tôi không thích kết thúc bất cứ bài giảng nào với Đức Chúa Jêsus Christ còn ở trong ngôi mộ cả. Tôi không thích nhìn thấy mô hình thập tự giá với Chúa Jêsus còn ở trên đó. Chúa Jêsus không còn ở trên thập tự giá nữa và ngài không còn chết nữa.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta kết thúc với Chúa Jêsus bị đặt trong mộ địa. Hòn đá được lăn ra chặn ngay cửa vào. Ai nấy đều nghĩ câu chuyện đã hết rồi, và giấc mơ đã kết thúc. Chúa Jêsus đã chết mất và mọi kỳ vọng, mơ ước của họ đều đã chết với Ngài.
Giôsép người Arimathê cùng Nicôđem đã bỏ đi trở về nhà. Giăng đem Mary theo và họ rời khỏi đó. Hai ba người đàn bà kiếm chỗ ngồi ngoài ngôi mộ và nghỉ ở đó trong một lúc. Câu 47 chép rằng họ “thấy chỗ táng Ngài”. Từ ngữ “thấy” có ý nói “họ không rời mắt khỏi chỗ ấy”. Phải, sau một thời gian ngắn, bóng tói tăm đã đến và họ cũng rời khỏi mộ, ở đó thi thể của Chúa đã được chôn cất.
Cho phép tôi nói, khi chúng ta rời khỏi phân đoạn nầy: “Ấy là ngày thứ Sáu, nhưng Chúa nhật đang tới đến!” Vào thời điểm mấy người đàn bà nầy trở lại để hoàn tất những sự sửa soạn cho xác Chúa Jêsus được chôn cất, Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết rồi. Bối cảnh đáng buồn nầy không phải là kết thúc của câu chuyện đâu. Không, nó chỉ mới là khởi sự đấy thôi! Nguyện Chúa bằng lòng, vào Chúa nhật tới chúng ta sẽ vui mừng trong sự sống lại đó khi chúng ta bước qua Mác 16.
Trước khi chúng ta rời phân đoạn Kinh thánh hôm nay, cho phép tôi hỏi bạn một vài câu:
+ Bạn là loại môn đồ gì thế? Có phải bạn nói ra bằng lời và dạn dĩ trong sự làm chứng của mình chăng? Hay, có phải bạn có khuynh hướng giữ lại do sợ hãi những điều người khác sẽ nói hay suy nghĩ về bạn chăng? Có phải Đức Chúa Trời phán với bạn về việc dạn dĩ hơn trong sự làm chứng của mình không?
+ Có phải bạn đã được cứu, nhưng chưa hề nói cho ai biết về sự ấy? Có phải bạn giống như Giôsép người Arimathê, bạn đang giữ kín đức tin của mình? Bạn cần phải nắm lấy chỗ đứng công khai với Cứu Chúa của bạn hôm nay. Hãy đứng lên rồi nói cho thế giới biết về đức tin của bạn nơi Ngài! Chúng ta đứng lên làm chứng cho Ngài chính là ý chỉ của Đức Chúa Trời đấy.
+ Nếu Ngài đã phán với bạn và đã chạm đến bất cứ lãnh vực nào trong cuộc đời của bạn, ngay bây giờ là thì thuận tiện để đến trước mặt Ngài và làm theo những gì Ngài đang bảo bạn phải làm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét