Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Mác 15:33-41: "CÁI CHẾT CỦA TÔI TỚ CHỊU KHỔ"



Mác 15:33-41
CÁI CHẾT CỦA TÔI TỚ CHỊU KHỔ
Phần giới thiệu
: Ai nấy đều thích kết cuộc theo truyền thống của Hollywood. Vị anh hùng cứu lấy mỹ nhân rồi cởi ngựa hướng về phía mặt trời lặn trước cái nhìn khâm phục của những người hâm mộ. Trong thế giới được lý tưởng hóa của chúng ta, đấy là cách chúng ta muốn câu chuyện kết thúc. Như một sự nhắc nhớ, đời sống thực không giống với phim ảnh.
Nếu có người nào từng sống xứng đáng với tước hiệu “anh hùng”, thì đó là Đức Chúa Jêsus Christ. Giờ đây, Ngài chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẻ, Êsai 53:2. Ngài không có những bó hoa vô kỷ dành cho vị anh hùng, Mác 10:35-37. Ngài chẳng có tiền bạc, quyền lực theo đời nầy, hay một chiếc xe thể thao ngoài sức tưởng tượng, Mathiơ 8:20; II Côrinhtô 8:9. Thực vậy, chẳng có một điều gì về Chúa Jêsus khiến cho Ngài nổi bật lên từ đồng bào Do thái của Ngài. Tuy nhiên, tôi gợi ý cho thấy bạn rằng thế gian chưa hề nhìn thấy một vị anh hùng lỗi lạc nào cho bằng Đức Chúa Jêsus Christ.
Chúa Jêsus đã lìa bỏ quê hương Ngài trên Thiên đàng, đã xâm nhập vào trần gian nầy, lãnh thổ riêng của kẻ thù tinh quái của Ngài, để chuộc lấy dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đã, đang và sẽ là Đức Chúa Trời, đã đến với thế gian nầy rồi trở thành một con người, Philíp 2:5-8; Giăng 1:1, 14. Ngài đã sống một đời sống vô tội, giữ gìn luật pháp của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn thay cho những kẻ không thể giữ được luật pháp ấy. Thế rồi, Ngài bị chính dân sự Ngài chối bỏ, họ là những kẻ Ngài đã ngự đến để cứu lấy họ, Giăng 1:11.
Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy, Ngài cung ứng một phương thức để kẻ bị hư mất sẽ được cứu. Để Ngài có thể mở ra con đường cứu rỗi, Ngài đã phải chịu chết. Ngài đã bị đóng đinh vào thập tự giá và bị hành quyết, người vô tội chết thay cho kẻ có tội, I Phierơ 3:18.
Chúa Jêsus bị người Do thái chối bỏ. Họ tố cáo Ngài về tội phạm thượng và công bố rằng Ngài đáng phải chết. Họ đánh đòn Ngài, trói Ngài lại rồi dẫn độ Ngài đến gặp Bôntu Philát. Philát đã từ chối không tha Chúa Jêsus và ký bản án tử hình, trao Chúa Jêsus cho mấy tên lính hầu cho họ có thể hành quyết Ngài. Mấy tên lính ấy bắt lấy Chúa Jêsus rồi nhiếc móc Ngài, họ lấy roi quất Ngài, rồi họ dẫn Ngài ra một chỗ gọi là Đồi Gôgôtha, ở đó họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta mở ra với Chúa Jêsus đang ở trên thập tự giá. Đồng thời, chúng ta đến với câu 33, Chúa Jêsus đã ở trên cây thập tự trong ba tiếng đồng hồ. Trong suốt ba giờ đồng hồ đầu tiên đó, Ngài đã gánh chịu mọi nổi đau mà thập tự giá có thể mang lại. Trong khoảng thời gian ấy, Chúa Jêsus cũng bị nhạo báng bởi đoàn dân đông đang reo hò kia.
Ba tiếng đồng hồ đầu tiên đó là khoảng thời gian rất đau đớn, đê hèn và xấu hổ. Trong thời gian ấy, con người có được con đường đến với Đấng Tạo Hóa. Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên con người từ bụi đất đã chịu chết vì tội lỗi trên thập tự giá ngay trước mặt họ và họ chẳng có chút thương xót nào dành cho Ngài hơn là họ có dành cho một con chó đang chạy rong trên đường.
Lên tới điểm nầy, Chúa Jêsus đã chịu khổ rất nhiều nơi tay của con người. Giờ đây, đã đến lúc cho Ngài phải chịu khổ nơi tay của Cha thiên thượng của Ngài. Thập tự giá không nói tới con người có cơ hội công kích Đức Chúa Trời. Thập tự giá nói tới Đức Chúa Trời đang xét đoán Con của Ngài vì tội lỗi trong chỗ của hạng tội nhân.
Trong mấy câu nầy, chúng ta sẽ chứng kiến Cái Chết Của Người Đầy Tớ Chịu Khổ. Trong phân đoạn nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Jêsus khi Ngài chịu khổ vì tội lỗi chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta sẽ chứng kiến một giá mà Ngài đã trả trong ngày ấy hầu cho chúng ta sẽ được buông tha. Chúng ta sẽ nhìn thấy Nổi Đau Đớn Nơi Sự Chết Ngài; Các Phép Lạ Nơi Sự Chết Ngài Chức Vụ Nơi Sự Chết Ngài. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét các tư tưởng nầy khi chúng ta chứng kiến Cái Chết Của Người Đầy Tớ Chịu Khổ.
I. NỔI ĐAU ĐỚN CỦA SỰ CHẾT NGÀI (các câu 33-37)
+ Như tôi đã nói, vào thời điểm tôi đến với câu nầy, Chúa Jêsus đã ở trên thập tự giá được khoảng ba giờ đồng hồ rồi. Những mũi đinh đã được đóng xuyên qua hai tay hai chơn Ngài. Những mũi đinh xuyên qua hai bàn tay của Ngài đã ở ngay vị trí gần với những dây thần kinh động mạch. Điều nầy đã gây ra những lần co thắt đau buốt trải khắp thân thể của Chúa Jêsus. Các cơ bắp trong thân thể của Ngài sẽ gây ra chứng vọp bẻ do mất nước và buộc phải ở vào tư thế mất tự nhiên trong một thời gian cũng khá lâu. Những sự co thắt trong thân thể khiến cho lưng của Ngài, vốn tan nát từ khi bị đánh đòn, luôn quằn quại nghịch lại với cây gỗ. Một cơn khát bắt lấy Chúa. Chúng ta chỉ có thể tìm cách tưởng tượng sự thương khó mà Ngài đã gánh chịu trong ngày ấy khi Ngài chịu chết cho chúng ta trên cây thập tự.
+ Đến trưa, mức khổ ải theo phần xác của Chúa đã lên hết mức độ của nó. Đến “giờ thứ sáu”, Ngài đã chịu đựng sự thương khó không thể tả được, nhưng những sự thương khó thuộc linh của Ngài mới sắp sửa bắt đầu.
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng: “đã có bóng tối tăm rọi trên cả đất cho tới người thứ chín”. Sau khi con người đã ngược đãi, lạm dụng và gây xấu hổ cho Đức Chúa Con, Đức Chúa Cha bèn tắt hết đèn đi. Đây không phải là nhật thực đâu. Điều đó không thể xảy ra trong dịp Lễ Vượt Qua, là kỳ lễ đã được tổ chức ngay sau ngày trăng rằm. Đây không phải là sự tối tăm tự nhiên, mà là sự tăm tối thật siêu nhiên. Nó cũng cho thấy rằng bóng tối tăm nầy không phải là rộng khắp thế gian, nhưng bóng tăm tối đó đã được định vị trên xứ Israel.
+ Tại sao Đức Chúa Trời tạo ra sự tăm tối phủ xuống xứ Israel trong ngày Chúa Jêsus chịu chết? Tôi muốn đưa ra một vài lý do khả thi cho vấn đề nầy.
+ Một lý do phải xử lý với dân chúng ở chung quanh thập tự giá. Trong ba tiếng đồng hồ, họ đã nhạo báng, nhiếc móc và nhìn chòng chọc khi Đức Chúa Jêsus Christ bị treo trần trụi và hổ nhục trên thập tự giá. Giờ đây, Đức Chúa Trời đã bày ra bóng tối tăm dày đặc để ngăn không cho họ nhìn thấy mọi sự mà Ngài sắp sửa làm cho Con của Ngài. Những gì Đấng Christ sắp sửa gánh chịu thì thánh khiết đến nỗi con người tội lỗi không xứng đáng để nhìn vào đó.
+ Một lý do khác cần phải xử lý với lời tiên tri đời xưa. Tiên tri Amốt đã cảnh cáo về sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời nghịch lại tình trạng tội lỗi của Israel. Ở Amốt 8:9, Đức Giêhôva phán như vầy: “Sẽ xảy ra trong ngày đó, ta sẽ khiến mặt trời lặn đi trong lúc giữa trưa, và khiến đất tối tăm trong giữa ban ngày”.
Xuyên suốt cả Kinh thánh, bóng tối tăm được gắn với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Ở Xuất Êdíptô ký 10:21-23, Đức Chúa Trời sai bóng tối tăm giáng trên xứ Aicập như một dấu nói tới sự phán xét sắp tới của Ngài. Người Aicập đã thờ lạy một vị thần tên là “Ra”. Đây là “thần mặt trời”. Đức Chúa Trời đã dập tắt quyền lực của hắn.
Chúa Jêsus phán rằng lần đến thứ hai của Ngài sẽ được loan báo bằng bóng tối tăm, Mác 13:24-25. Trong những ngày ấy, mặt trời sẽ không chiếu sáng, mặt trăng sẽ không cung ứng ánh sáng của nó và các ngôi sao sẽ sa xuống từ trời. Đấy sẽ là thời điểm của sự phán xét.
Khi bóng tối tăm phủ xuống Israel ngày ấy, Đức Chúa Trời đã báo hiệu rằng sự phán xét của xứ ấy đã đến gần rồi.
+ Một lý do thứ ba phải xử lý với sự rủa sả của tội lỗi. Người hư mất bị cầm tù trong bóng tối tăm của tội lỗi họ, Êphêsô 5:8; Côlôse 1:13. Chúa Jêsus đã bước vào chính bóng tối tăm ấy để chúng ta sẽ được đem ra khỏi chỗ tăm tối mà vào trong “sự sáng láng lạ lùng của Ngài”, I Phierơ 2:9.
+ Bóng tối tăm bao phủ Israel đã kéo dài trong ba giờ đồng hồ. Sâu xa như chúng ta biết, bóng tối tăm đã làm cho mọi người đứng quanh thập tự giá phải câm nín hết. Trong ba giờ đồng hồ, đã có ít tiếng nói hay cử động gì cả. Đến cuối thời điểm đó, từ chỗ sâu thẳm của bóng tối tăm nặng trĩu ấy, Chúa Jêsus kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
Để hiểu lý do tại sao Chúa Jêsus đã thốt lên tiếng kêu khủng khiếp ấy, chúng ta cần phải hiểu những gì đã xảy ra trong suốt ba giờ đồng hồ tăm tối đó. Trong khi Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá trong ngày ấy, tội lỗi của những người được cứu đã được chuyển sang cho Đức Chúa Jêsus Christ. Như Phaolô về sau đã viết ở II Côrinhtô 5:21: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.
Trong khi bóng tối tăm che phủ xứ Israel ngày ấy, Chúa phước hạnh vinh hiển đã bị bỏ trong bóng tối tăm dày đặc nhất mà Ngài đã từng biết. Chiên Con thánh khiết, vô tội của Đức Chúa Trời đã trở nên tội lỗi trên thập tự giá ấy. Phierơ đã nói ra điều đó theo cách nầy: “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh” I Phierơ 2:24.
+ Hãy xét xem nói như thế có nghĩa gì. Câu ấy có ý nói rằng từng lời nói dối, mỗi vụ giết người, từng hành động báo thù, mỗi em bé bị giết trong thai, từng lời nói phạm thượng, cùng mỗi việc làm gian ác bởi những người sẽ được chuộc bởi huyết của Ngài đã đặt trên chính mình Ngài. Câu ấy có ý nói rằng mọi sự kiêu ngạo, tất cả sự thù hận, hết thảy tội lỗi về tình dục, mọi tình trạng phi đạo đức, tất cả sự gian ác cùng hết thảy sự bất kính của dân sự Ngài sẽ được đem đặt trên chính mình Ngài. Câu ấy nói rằng từng vụ cưỡng hiếp, mỗi sự gạ gẫm, từng sự bất công, và mỗi tư tưởng hay việc làm gian ác từng phạm phải bởi những người Ngài sẽ chuộc đã bị đặt hết trên Chúa Jêsus.
+ Bạn có thể tưởng tượng linh hồn thánh khiết của Ngài đã phản đối vấn đề nầy dường bao không? Đây là một con người không thể phạm tội. Ngài ra đời không có bổn tánh tội lỗi và Ngài chẳng từng ham mến, hay bị thúc đẩy phải phạm tội bao giờ! Đây là một con người quen thuộc với sự thánh khiết và sự công bình. Giờ đây, tất cả mọi tội lỗi của Cô Dâu Ngài đã được đem đặt trên chính mình Ngài. Nổi khổ thuộc linh mà Chúa Jêsus đã gánh chịu trong ngày ấy còn nặng nề hơn bất kỳ một hình khổ nào theo phần xác mà Ngài đã chịu đựng.
+ Khi sự chuyển giao như thế được thực hiện trên thập tự giá, Đức Chúa Cha đã hướng mọi sự thạnh nộ của Ngài nghịch lại tội lỗi nhắm vào thân thể của Con Ngài. Đức Chúa Trời đã xét đoán Ngài giống như thể Ngài là từng người trong số những kẻ sẽ chạy đến với Đấng Christ vậy. Đức Chúa Trời đã đối xử với Chúa Jêsus giống như thể Ngài là một tên giết người, một kẻ chuyên cưỡng hiếp, một tay ăn chơi bậc thầy, hoặc một kẻ phạm thượng. Trong thời điểm ấy, Chúa Jêsus đã chịu lấy nổi khổ nặng nề nhất của chính Địa Ngục. Ngài đã gánh chịu sự phân rẻ ra khỏi sự hiện diện của Cha Ngài!
Đồng thời, nổi khổ kinh khủng nhất của Địa Ngục không phải là lửa. Không phải là cơn khát. Không phải là sự nghiến răng. Nổi khổ kinh khủng nhất của Địa Ngục sẽ là sự phân rẻ đời đời ra khỏi Đức Chúa Trời Toàn Năng, II Têsalônica 1:8-9.
+ Khi Chúa Jêsus kêu lên: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, lam-ma- sa-bách-ta-ni? Hay Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Một số người đứng gần thập tự giá tưởng Ngài đang gọi Êli. Một huyền thoại đời xưa của người Do thái nói rằng Êli sẽ đến để trợ giúp cho người Do thái công bình nào trong thì giờ có cần của họ. Một người trong số ấy đã trao giấm cho Chúa Jêsus uống, giấm ấy là một thứ rượu nhẹ, nó có thể cất bỏ đi cơn khát tốt hơn là nước nữa. Chúa Jêsus đã uống giấm nầy, vì nó không có tác dụng gây mê trong đó. Người ta tưởng họ sẽ nhìn thấy một phép lạ trong ngày ấy. Họ tưởng rằng Êli sẽ hiện ra và cứu lấy Chúa Jêsus.
+ Khi Chúa Jêsus kêu la như vậy, Ngài không kêu gọi Êli đâu. Chúa Jêsus đang trưng dẫn Thi thiên 22:1, nhưng Ngài còn làm hơn thế nữa kìa! Ngài đang báo hiệu cho biết rằng Ngài đã bị xét đoán trong chỗ của hạng tội nhân và cho tội lỗi! Mác cho chúng ta biết ở câu 37, rằng Ngài “kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn”. Giăng cho chúng ta biết những gì Ngài đã kêu lên. Giăng 19:30 chép: “Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn”.
Cụm từ “mọi việc đã được trọn” dịch chữ Hylạp “tetelestai”. Đây là một từ phổ thông có nhiều ý nghĩa trong xã hội thời ấy. Cách dùng chữ cho thấy hai bên cùng nhau nhất trí với một giá cả. Khi một sự nhất trí đã đạt được thỏa rồi, hai bên sẽ cùng nói “tetelestai”. Nó có ý nói: “vụ việc đã được định liệu và cả hai bên đều lấy làm thỏa mãn”.
+ Khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, Ngài làm thế để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus không chết để trả giá cho ma quỉ. Chúa Jêsus đã chịu chết vì: “tiền công của tội lỗi là sự chết”, Rôma 6:23. Chúa Jêsus đã chịu chết vì phương thức duy nhứt chúng ta sẽ được buông tha là cần có một con người vô tội phó sự sống mình trong chỗ của chúng ta. Đấy là những gì Chúa Jêsus đã làm!
Ngài gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính mình Ngài và Ngài bị xét đoán trong chỗ của chúng ta. Ngài đã chịu chết khi Ngài biết Đức Chúa Cha đã thỏa lòng. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh chép Chúa Jêsus là “làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta”, 1 Giăng 2:2.
+ Sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha là sự tỏ ra tối hậu tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho kẻ bị hư mất, Rôma 5:8; 1 Giăng 4:10. Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết trong đau khổ theo phần xác thể và về mặt thuộc linh để cứu dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài đã chịu thế không phải vì chúng ta đáng phải chịu thế, mà vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài đã chịu thế vì chúng ta không thể tự cứu lấy mình. Như tác giả bài hát đã nói rất chính xác: “Ngài chịu hết thảy mọi sự ấy vì Ngài yêu thương tôi!”
I. Nổi đau đớn của sự chết Ngài
II. CÁC PHÉP LẠ NƠI SỰ CHẾT CỦA NGÀI (câu 38)
+ Sự chết của Chúa Jêsus có nhiều phép lạ siêu nhiên kèm theo. Khi Chúa Jêsus chịu chết, Mathiơ chép như thế nầy: “Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra, mồ mả mở ra, và nhiều thây của các thánh qua đời được sống lại. Sau khi Đức Chúa Jêsus đã sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào thành thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy” Mathiơ 27:51-53.
Hãy hình dung sự ấy xem! Có động đất, đá sỏi văng tung tóa khắp nơi, mồ mả mở toang ra, và các thánh đồ đã qua đời lâu nay chỗi dậy rồi bước khi khắp thành phố. Đây là giây phút thật lạ lùng.
+ Phép lạ lớn lao nhất được nhắc tới ở câu 38 trong phân đoạn Kinh thánh gốc. Kinh thánh chép: “Màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên chí dưới”.
Bức màn trong Đền Thờ của Salômôn được treo giữa Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Theo luật pháp, chỉ có Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mới có thể bước ra sau bức màn ấy, và ông chỉ có thể vào đó một năm có một ngày mà thôi. Đức Chúa Trời đã hứa với Israel rằng Ngài sẽ ngự giữa hai chêrubin đứng ở Ngôi Thương Xót. Ngài hứa rằng Ngài sẽ gặp gỡ dân sự Ngài tại đó.
Vào ngày Lễ Chuộc Tội, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, cầm lấy huyết của chiên con rồi bước vào Nơi Chí Thánh. Ông sẽ rảy huyết ấy trên Ngôi Thương Xót, phần còn lại rảy trên nắp Hòm Giao Ước, thực hiện sự chuộc tội cho dân sự. Bước vào Nơi Chí Thánh vào bất kỳ thời điểm nào khác, mà không có huyết, là vi phạm sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và chết là điều chắc chắn. Các thầy tế lễ trong thời của Chúa Jêsus không cần phải lo về sự ấy, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã lìa khỏi Đền Thờ lâu rồi. Ngài không còn ở đó nữa, Hòm Giao Ước hay Ngôi Thương Xót cũng vậy.
+ Bức màn ấy đứng như một hàng rào giữa con người và Đức Chúa Trời. Bức màn ấy nói với mọi người nào bước vào trong Đền Thờ: “Tới đây thôi, không được vào xa hơn nữa!” Giờ phút Chúa Jêsus gục chết, bức màn to lớn ấy, nó dày lắm, người ta nói rằng một tốp ngựa mới có thể kéo rách được nó, đã xé toạc từ giữa, giống như thể có một thanh gươm đã rạch nó từ trên chí dưới.
+ Bức màn rách ấy báo hiệu sự cuối cùng của hệ thống con sinh của người Do thái. Bức màn rách ấy công bố rằng phương thức đến với Đức Chúa Trời đã rộng mở cho hết thảy những ai chịu đến với Ngài. Bức màn rách ấy có ý nói rằng hễ ai chịu đến với Chúa Jêsus thì được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Bức màn rách ấy có ý nói con đường đến với Đức Chúa Trời đang rộng mở và tất cả mọi người để có thể chạy đến đó, Khải huyền 22:17; Giăng 3:16; Rôma 10:13.
+ Hôm nay, tôi nhắc cho bạn nhớ, phân đoạn Kinh thánh nầy lập trên một việc trong như pha lê: Không có nhiều cách thức để đến với Đức Chúa Trời đâu, chỉ có một Con Đường thôi, và danh Ngài là Jêsus, Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ đồ 4:12. Muhammad không chịu chết vì tội lỗi. Phật tổ không chết vì tội lỗi. Joseph Smith không chết vì tội lỗi. Chỉ có một người duy nhất trên thập tự giá ấy ngày đó và danh của Ngài đã và đang là Jêsus. Ngài là Đấng duy nhất đã chịu chết vì tội lỗi và vì hạng tội nhân. Hết thảy những ai chạy đến với Ngài sẽ được cứu cho đến đời đời!
I. Nổi đau đớn nơi sự chết của Ngài
II. Các phép lạ nơi sự chết của Ngài
III. CHỨC VỤ NƠI SỰ CHẾT CỦA NGÀI (câu 39)
+ Giữa vòng những người đứng quanh thập tự giá trong ngày ấy là thầy đội Lamã. Người nầy là lãnh đạo của nhiều người khác. Ông có hơn 100 lính Lamã, đấy là tước hiệu “thầy đội”. Người nầy đã chứng kiến trong cuộc hành quyết. Chắc chắn là ông ta đã giám sát cái chết của hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người trong suốt sự nghiệp của ông ta. Khi ông ta quan sát Chúa Jêsus gục chết, có một việc đập mạnh vào ông ta là có gì đó khác biệt về nhân vật nầy.
+ Thường thì khi người ta chết trên thập tự giá, họ yếu dần đi, cho tới khi thân thể của họ không còn sức nữa. Còn Chúa Jêsus thì không phải vậy! Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu đựng nổi khổ kinh khủng và sự thương khó trên thập tự giá, nhưng Ngài đã kết thúc đời sống mình bằng cách kêu lên một tiếng lớn.
Bình thường, những kẻ bị đóng đinh trên thập tự giá không có khả năng nói một điều gì ngoài tiếng thì thào lúc cuối đời của họ, nếu họ có thể nói đi nữa. Khi Chúa Jêsus gục chết, dường như là Ngài vẫn còn có sức lực nơi lý trí và nơi cơ thể. Điều nầy đã nói với thầy đội. Ông ta đã nhìn thấy Chúa Jêsus thể nào đã gục chết và ông ta xưng nhận rằng Chúa Jêsus là “Con của Đức Chúa Trời”.
Đấy chưa phải là mọi sự mà con người nầy đã nhìn thấy đâu. Ông ta đã nhìn thấy thể nào Chúa Jêsus đã giữ lấy sự bình an của Ngài khi Ngài bị đóng đinh vào cây thập tự. Ông ta đã lắng nghe khi Chúa Jêsus cầu thay cho những kẻ thù nghịch Ngài, Luca 23:34. Ông ta đã nhìn thấy sự phục vụ dịu dàng của Chúa Jêsus dành cho Mary mẹ Ngài, Giăng 19:26-27. Ông ta đã nhìn thấy thể nào Chúa Jêsus đã chìa tay ra với tên cướp sắp chết kia, Luca 23:39-43. Ông ta đã nhìn thấy bảng hiệu đặt phía trên đầu của Chúa, câu 26. Ông ta đã nhìn thấy bóng tối tăm bao phủ đất. Ông ta đã nhìn thấy mọi sự nầy và ông ta biết rõ có cái gì đó rất khác biệt về nhân vật nầy!
Giờ đây, chúng ta không muốn đọc quá nhiều về sự việc nầy, nhưng tôi luôn luôn có ý cho rằng người nầy đã được cứu ngay tại đó. Dù ông ta đã hay sẽ chưa được tỏ ra khi chúng ta đến trong sự vinh hiển, nhưng những gì ông ta đã làm cho thấy là đã được cứu. Một tội nhân hư mất bởi đức tin đang nhìn vào một Cứu Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự. Sự cứu rỗi chỉ đơn sơ giống như đặt đức tin như con trẻ ở nơi Ngài, Công Vụ các Sứ đồ 16:31.
+ Điều nầy không có ý nói nhiều với bạn đâu, song kỳ thực khi Chúa Jêsus chịu chết, Ngài lấy hết sức lực trong lý trí và trong xác thịt Ngài để nói nhiều về sự chết của Ngài. Bạn nhìn biết rằng người Lamã không giết Chúa Jêsus, có phải không? Bạn biết rõ người Do thái không giết Chúa Jêsus, có phải không?
Sự thực là, Đức Chúa Jêsus Christ chưa thả Thánh Linh của Ngài ra, là những điều cụm từ “trút linh hồn” muốn nói, cho tới chừng Ngài biết Đức Chúa Trời đã thoả mãn với cái giá mà Ngài đã lập cho tội lỗi. Chúa Jêsus đã chọn thời điểm; Ngài đã chọn phương tiện; và Ngài đã chọn nơi chốn mà ở đó Ngài sẽ phó sự sống Ngài làm giá chuộc cho tội lỗi, Giăng 10:18. Chúa Jêsus đã chịu chết vì tội lỗi, nhưng Ngài chịu chết căn cứ vào những giới hạn của chính Ngài hầu cho hạng người giống như thầy đội kia, và phần còn lại chúng ta, sẽ có một phương tiện để được cứu.
+ Bạn đã tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của bạn chưa? Bạn đã nhìn chăm với đức tin giống như thầy đội kia và đã tin nơi Ngài chưa? Nếu bạn chưa tin, tôi nài xin bạn hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay đi.
Tôi ngợi khen Ngài vì đôi mắt thuộc linh của tôi đã được mở ra và tôi đã gặp Ngài. Tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì tôi đã gặp được sự sống, tình yêu, sự chết và sự sống lại của Ngài. Tôi đã gặp được và tôi đã tin! Như vậy, tôi đã được cứu bởi ân điển và đang trên đường đến với sự vinh hiển. Còn bạn thì sao?
Phần kết luận: Mác kết thúc với bối cảnh đáng buồn nầy, bằng cách nói cho chúng ta biết về mấy người đàn bà quí báu, họ đã đi theo Chúa Jêsus và đã phục vụ Ngài trong đời sống và trong chức vụ của Ngài. Lẽ ra họ ở gần thập tự giá sớm lắm, giờ đây họ đã đi theo ở xa xa. Có lẽ họ không có mặt ở đó khi Ngài trút hơi thở cuối cùng.
Chắc chắn, những người nầy là hạng người có tấm lòng tan vỡ. Họ xem đây chỉ là sự cuối cùng của Chúa Jêsus. Mọi sự họ trông mong, mơ tưởng và khao khát đã bị tan tác hết. Những gì mấy người đàn bà nầy không nhìn biết, ấy đây chưa phải là cuối cùng đâu! Chúa Jêsus đã chết, và Ngài đã được đem chôn, nhưng ba ngày tính từ bây giờ, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết! Trong thời gian ba ngày, buồn rầu của họ sẽ đổi thành vui mừng, vì Chúa Jêsus sẽ sống lại từ kẻ chết và bảo đảm ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai tin theo Ngài.
Tại sao Chúa Jêsus lại làm những việc mà Ngài đã làm? Ngài đã làm những việc ấy hầu cho hạng tội nhân sẽ được cứu. Ngài đã làm những việc ấy hầu cho có quyền phép trong Tin Lành. Ngài đã làm những việc ấy hầu cho khi chúng ta đặt lòng tin cậy Chúa Jêsus, chúng ta sẽ có hy vọng. Ngài đã làm việc ấy để cứu chúng ta.
Hãy nghe những điều Phaolô đã nói về sự chết của Chúa Jêsus.
+ Rôma 3:26: “trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus”.
+ Rôma 4:25: “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta”.
Thắc mắc hôm nay là sự chết của Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Bạn được cứu chưa? Nếu chưa, hãy đến với Chúa Jêsus ngay giờ nầy đi. Nếu bạn đã được cứu rồi, hãy vui mừng trong giá cao mà Ngài đã trả hầu chuộc lấy bạn ra khỏi tội lỗi của bạn. Nếu bạn đã được cứu rồi, hãy hầu việc Ngài giống như Ngài đủ tư cách để phục vụ vậy!

1 nhận xét:

  1. Betway casino - MapyRO
    Find all information and best deals of Betway 화성 출장안마 casino in Marrakech, AZ. 대전광역 출장마사지 경주 출장마사지 and 충청북도 출장안마 get a $100 welcome bonus and a 100% 전주 출장안마 deposit match up to $1,000.

    Trả lờiXóa