Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Mác 16:19-20: "MỌI HÀM Ý SỰ THĂNG THIÊN CỦA CHÚA JÊSUS"



Mác 16:19-20
MỌI HÀM Ý SỰ THĂNG THIÊN CỦA CHÚA JÊSUS
Phần giới thiệu
: Trong hai năm rưỡi qua, chúng ta đã đi theo Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đã theo Ngài qua những ngày tháng chức vụ của Ngài trên đất. Chúng ta đã theo Ngài khi Ngài đánh trận với các cấp lãnh đạo tôn giáo. Chúng ta đã theo Ngài khi Ngài lo đào tạo người của Ngài. Chúng ta đã theo Ngài khi Ngài chữa lành cho kẻ đau, đuổi tà ma và làm cho kẻ chết sống lại. Chúng ta đã theo Ngài khi Ngài làm ra nhiều phép lạ cả thể.
Chúng ta đã theo Ngài qua đồng vắng, qua biển cả, qua nhiều đồi núi và qua các đồng trũng. Chúng ta đã theo Ngài khi Ngài bước lên thập tự giá để chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Chúng ta đã bước theo thi thể của Ngài khi Ngài bị người ta đưa vào mộ địa rồi ở bên trong bị đóng ấn lại. Chúng ta đã theo các môn đồ Ngài khi họ chạy ra mộ để xem coi tiếng đồn về sự sống lại của đúng không!?! Chúng ta đã theo Ngài khi Ngài đến với các môn đồ Ngài và khiến cho họ nhìn biết rằng Ngài vẫn sống và vẫn mạnh giỏi.
Hôm nay, chúng ta đi theo Chúa Jêsus và người của Ngài lên núi Ôlive. Hôm nay, chúng ta sẽ đi theo Ngài thật xa như chúng ta có thể trong lúc bây giờ. Hôm nay, chúng ta sẽ chứng kiến sự thăng thiên Ngài trở về Thiên đàng và học biết điều ấy có nghĩa gì cho chúng ta trong lúc nầy đây.
Tin Lành Mác kết thúc với Chúa Jêsus trở về Trời để ở với Cha của Ngài. Sự thăng thiên về Trời của Ngài có nhiều hàm ý thật sâu xa. Sự thăng thiên của Ngài có nhiều hàm ý cho Ngài và cho hết thảy những ai chịu theo Ngài. Hôm nay, tôi muốn rao giảng về Mọi Hàm Ý Sự Thăng Thiên của Chúa Jêsus. Tôi muốn bạn xem xét Mọi Hàm Ý Cho Cứu Chúa Mọi Hàm Ý Cho Các Thánh Đồ.
I. MỌI HÀM Ý CHO CỨU CHÚA (câu 19)
(Minh họa: Mác lồng bốn mươi ngày vào trong một câu nói. Ông nhảy từ ngày phục sinh, qua ngày Lễ Ngũ Tuần, cho đến đến ngày Chúa Jêsus trở về Trời, Công Vụ các Sứ Đồ 1:9-11. Chúng ta sẽ nghĩ rằng sự thăng thiên của Chúa Jêsus trở về Trời là một biến cố nhỏ với ít quan trọng cho chúng ta. Thật ra, sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus Christ trở về Trời là một trong những phần quan trọng nhất của đức tin chúng ta.
Cho phép tôi chia sẻ một vài lý do cho thấy tại sao sự thăng thiên của Chúa Jêsus về Trời là rất quan trọng như thế.
+ Sự thăng thiên thiết lập mục đích rõ ràng của Chúa – Trong khi Chúa Jêsus còn ở lại với họ, họ vẫn nắm lấy hy vọng về một Nước tạm thời, theo đời nầy. Khi Ngài rời khỏi và sai Thánh Linh Đức Chúa Trời đến, họ mới nhìn thấy rằng Chúa Jêsus đã đến để cứu hạng tội nhân và không phải ngồi trên ngôi vua theo đời nầy.
+ Sự thăng thiên chỉ ra sự hiện diện thật của Chúa – Khi Chúa Jêsus thăng thiên về Trời, cánh cửa được mở ra cho Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự xuống trần gian, Giăng 16:7. Sự giáng lâm của Đức Thánh Linh khiến cho sự truyền bá Tin Lành được khả thi và thành công! Không những Đức Thánh Linh ở với và ở trong mọi người cùng một lúc; mà Ngài còn làm việc qua các thánh đồ cùng một lúc, làm ứng nghiệm lời tiên tri của Chúa Jêsus ở Giăng 14:12.
+ Sự thăng thiên làm cho chương trình của Chúa ra dễ hiểu – Rõ ràng là chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời bao gồm ba thành viên Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Đứa Cha sai Đức Con. Đức Con phó sự sống của Ngài và đổ huyết ra trên thập tự giá. Đức Thánh Linh được sai đến để phân phát sứ điệp ấy và ứng dụng sứ điệp đó trong tấm lòng của loài người, Giăng 16:7-11.
+ Sự thăng thiên làm cho sự trả giá của Chúa ra trọn vẹn – Công tác của Đức Chúa Con không được hoàn tất trọn vẹn cho tới khi Đức Chúa Con thăng thiên về Trời rồi ngồi xuống trong sự vinh hiển, Hêbơrơ 10:11-17.
Sự thăng thiên của Chúa Jêsus là một sự kiện rất quan trọng. Khi Chúa Jêsus thăng thiên về Trời rồi ngự vào chỗ của Ngài bên tay hữu Cha Ngài, Ngài đến đó để tiếp tục chức vụ của Ngài vì ích cho dân sự Ngài. Hãy chú ý cùng với tôi một vài phút về chỗ mà Chúa Jêsus ngự trong Thiên đàng hôm nay.
A. Ngài là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá – Khi Chúa Jêsus trở về trời, Ngài đã trở lại đấy mang theo trên thân thể Ngài con dấu thập tự giá, Giăng 20:27; Khải huyền 5:6; Xachari 13:6. Ngài đã trở lại Thiên đàng như Chiên Con của Đức Chúa Trời đã bị đóng đinh trên cây thập tự. Ngài đã trở lại sau khi đã hoàn tất sự chuộc tội trên thập tự giá cho hết thảy những ai chịu tin nơi Ngài bởi đức tin. Ngài đã trở về với chính huyết của Ngài trình ra trên Thiên đàng như của lễ chuộc tội trọn vẹn, đời đời, một lần đủ cả - Hêbơrơ 10:12-13; 9:11-14.
(Minh họa: Mục sư Claude Barlow là một giáo sĩ bác sĩ cho Shaohsing, Trung hoa, ở phần đầu của thế kỷ thứ 20. Trong suốt chức vụ của ông ở đó, một chứng bịnh lạ lùng bắt đầu giết chết nhiều người. Ông không thể tìm được phương cứu chữa. Trong khi tìm kiếm phương cứu chữa, ông ghi đầy sổ tay của mình với những chi tiết mà ông đã chứng kiến hàng trăm ca như vậy.
Thế rồi, với một cái lọ nhỏ chứa các phôi, ông đã dong buồm về Hoa kỳ. Ngay trước khi ông đến, ông tự làm nhiễm với chứng bịnh chết người ấy, rồi vội vã đến bịnh viện của ngôi trường Đại học Johns Hopkins. Ông đã bị bịnh nặng lắm và giờ đây nương vào các cựu giáo sư của ông hầu tìm ra phương thuốc chữa.
Họ có khả năng cứu mạng ông rồi sai ông trở lại Trung Hoa với thuốc trị chứng bịnh hiểm nghèo kia. Trong quá trình ấy, thật nhiều sinh mạng đã được giải cứu.
Ở giữa bịnh dịch mà chúng ta gọi là tội lỗi, Chúa Jêsus đã bước lên thập tự giá và tự mình nhiễm lấy căn bịnh chết chóc kia. Khi ấy Ngài phó chính mình Ngài cho sự liệu tính của Đức Chúa Cha rồi trở về Thiên đàng với phương chữa lành. Ngợi khen Đức Chúa Trời! Sự chết và âm phủ không còn là số phận của chúng ta nữa, nếu chúng ta tin cậy nơi Chúa Jêsus để được cứu).
B. Ngài là Đấng đắc thắng – E chúng ta cảm thấy tồi tệ về nổi đau mà Chúa Jêsus đã gánh lấy thay cho chúng ta trên thập tự giá, chúng ta đừng quên rằng ba ngày sau khi Ngài gục chết, Ngài đã sống lại ra khỏi mồ mả trong đắc thắng tuyệt đối! Khi Ngài thăng thiên về Trời, Ngài đã vinh thăng như một vị Tướng lãnh đã bao vây lãnh thổ của kẻ thù, lục soát hắn, lột trần hắn rồi trở về trong đắc thắng tại thành của Ngài! Đây chính xác là những điều Kinh Thánh nói Ngài đã làm, Côlôse 2:13-15.
Hãy hình dung bối cảnh ở trên trời xem; Chúa Jêsus đã chiến thắng tội lỗi và Satan tại thập tự giá cho đến đời đời. Thế rồi Ngài bẻ gãy những chấn song của sự chết, âm phủ và mồ mả trong sự phục sinh của Ngài. Rồi Ngài nhóm lại các tín đồ nào đã bị tù trong lòng đất kể từ thời Ađam, Êphêsô 4:8, rồi diễu hành trở về Trời như một vị Tướng chinh phục. Hãy tưởng tượng ở trên Trời khi Vua các vua và Chúa các chúa trở lại trong đắc thắng trọn vẹn đối với những kẻ thù của Đức Chúa Trời và dân sự của Đức Chúa Trời!
(Minh họa: Người Thắng Trận – Chúa Jêsus trở về Trời với Satan, tội lỗi, sự chết và âm phủ bị cột chặt và bánh xe ngựa của Ngài. Ngài đã trở về Trời trong vai trò Đấng Chiến Thắng Mạnh Sức!)
(Minh họa: Sau Đệ I Thế Chiến, khi nhiều binh sĩ Pháp trở về từ cuộc chiến đấu với quân Đức trong các chiến hào, họ về đến thành phố Paris. Ở đó, tại Cổng Khải Hoàn Môn, được xây dựng bởi Hoàng đế Napoleon là một ca đoàn. Khi các binh sĩ mình nhuốm máu, bẩn thỉu về đến, có người ra giúp đỡ các chiến binh què quặt và mù lòa, nhiều người khác vẫn còn bị phủ lấy với máu của đồng đội họ đã ngã xuống, ca đoàn ấy bèn cất tiếng hát: “Bạn có quyền gì khi bước vào Khải Hoàn Môn?”
Các binh sĩ ấy sẽ dừng lại trước ca đoàn, họ cùng nhau cất giọng lên khóc: “Chúng tôi vừa ở chiến trường về! Chúng tôi vừa ở chiến trường về!”
Thế rồi, các binh sĩ sẽ được nghinh đón như một vị anh hùng!
Hãy tưởng tượng bối cảnh ở Thiên đàng ngày ấy khi Chúa Jêsus bắt con đường trở về xem. Tôi có thể nghe thấy đoàn thiên binh thiên sứ cất tiếng lên như một người: “Ngài có quyền gì khi bước vào Thiên Đàng!?!”
Thế rồi, tôi có thể nghe thấy câu trả lời dấy lên từ cổ họng của Đấng đã rao giọng Ngài trong ngọn gió: “Ta đã có mặt ở đồi Gôgôtha!”
Rồi tôi có thể nhìn thấy các thiên sứ quì xuống trước mặt Ngài! Tôi có thể nhìn thấy Đức Chúa Cha đứng lên để đón Ngài và tôi nghe Đức Chúa Cha phán lần thứ ba: “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng!”)
C. Ngài là Đấng Yên Ủi – Khi Ngài trở về Trời, Ngài không bỏ dân sự Ngài có một mình đâu. Ngài đã sai Thánh Linh Ngài vào trong thế gian để ngự trị, làm cho đầy dẫy, hướng dẫn và yên ủi dân sự của Chúa, Giăng 16:7. “Đấng Yên Ủi”“Được triệu đến, được gọi đến bên một người, cung ứng sự trợ giúp; Đấng trình bày duyên cớ của người khác trước quan án, một Đấng cầu thay, mưu luận biện hộ, trợ giúp hợp pháp, một vị trạng sư; Đấng trình bày duyên cớ của người khác với một Đấng cao hơn, một Đấng cầu thay; theo một ý nghĩa, là Đấng Giúp Đỡ, Đấng Cứu Trợ, Đấng Nâng Đỡ, trợ giúp”.
Ngài đã sai Đức Thánh Linh, là Đấng đã đến mang theo các ân tứ cho dân sự của Đức Chúa Trời, Êphêsô 4:8; I Côrinhtô 12. Các ân tứ của Ngài khiến cho sự thờ phượng của chúng ta ra khả thi! Sự biến đổi nơi Phierơ giữa đêm ông chối Chúa Jêsus ba lần đến ngày Lễ Ngũ Tuần khi ông rao giảng trong quyền phép của Đức Thánh Linh và 3.000 người đã được cứu có thể được lần theo quyền phép của Đức Thánh Linh trên đời sống của ông.
D. Ngài là Đấng Xưng Nhận – Một trong các chức vụ quan trọng nhất mà Chúa cung ứng cho chúng ta là chức vụ cầu thay của Ngài. Theo Kinh Thánh, Chúa Jêsus xưng chúng ta ra trước ngôi của Đức Chúa Trời, Mathiơ 10:32. Ngài là Đấng Trung Bảo của chúng ta, I Timôthê 2:5, Giăng 14:6. Ngài là Trạng Sư của chúng ta, 1 Giăng 2:2. Ngài bày tỏ tấm lòng và nhu cần của chúng ta ra trước ngôi thi ân, Rôma 8:34; Hêbơrơ 7:25. Cảm tạ Đức Chúa Trời, luôn luôn có Đấng cầu thay cho chúng ta! Ngay cả khi chúng ta không có mặt ở chỗ cầu nguyện, Ngài luôn luôn hiện diện! Vì Ngài đã chu toàn trọn vẹn chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời rồi, Ngài ngự trong sự hiện diện của Đức Chúa Cha như sự bảo đảm cho mọi lời hứa trong giao ước mới! Chính sự hiện diện của Ngài ở trên Trời Đấng cầu thay của chúng ta!
E. Ngài là Đấng khẳng định – Sự hiện diện của Ngài ở trên trời là sự bảo đảm cho sự hiện diện của chúng ta ở trên trời một ngày kia, Êphêsô 2:6! Tại sao chứ? Vì, khi chúng ta được cứu, chúng ta được đặt để ở trong Ngài, I Côrinhtô 12:13 và Ngài được đặt để trong chúng ta, Côlôse 1:27. Sự hiện diện của Ngài trong chúng ta là sự bảo đảm của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ làm cho trọn hết công tác của Ngài nơi chúng ta, Êphêsô 1:13-14. Sự hiện diện của chúng ta trong Ngài có nghĩa là mặc dù chúng ta đang sống trên đất nầy tối nay, y như Đức Chúa Trời vốn quan tâm, chúng ta đã có mặt rồi ở quê hương vậy!
Chúa Jêsus đã thăng thiên về Trời làm “Đấng Tiền Khu” của chúng ta, Hêbơrơ 6:18-20! Từ ngữ “Đấng Tiền Khu” đề cập tới một “hướng đạo sinh, người mở đường, một người chỉ đường cho nhiều người khác đi theo”. Chúa Jêsus là “Đấng Tiền Khu” của chúng ta! Ngài đã đi trước dân sự Ngài rồi thả neo bên trong bức màn ở Thiên đàng! Ngài đã mở ra con đường, và Ngài dọn con đường được sạch sẽ và một trong những ngày nầy, cơn thủy triều sẽ đến và chúng ta sẽ có thể dong buồm thẳng vào Hang Yên Nghỉ trong sự vinh hiển!
F. Ngài là Đấng Đòi Hỏi – Khi Đức Chúa Jêsus Christ thăng thiên về Trời, Ngài đã thăng lên trong vai trò Chúa Vinh Hiển. Ngài thăng lên như Đấng đáng được thờ lạy, hầu việc và yêu thương. Của lễ và sự chết của Ngài trên thập tự giá là lý do đủ cho Ngài đòi hỏi sự thờ lạy từ những kẻ Ngài đã cứu chuộc bởi ân điển của Ngài.
(Minh họa: Trong một ngôi làng châu Phi, đã đến thời điểm chọn vị tù trưởng mới. Một vài người có mặt trong cuộc chạy, giữa vòng họ là một người có tên là Dazee. Vào ngày tuyển chọn, từng ứng viên phát biểu và nổ lực gây ảnh hưởng để dân chúng chọn lấy họ.
Khi đến lúc Dazee phát biểu, ông nhắc cho dân sự nhớ đến cái ngày mà con sư tử đột nhập vào làng. Ông nhắc cho họ nhớ đến mối nguy hiểm cho con cái và ngôi làng đã đến trong ngày ấy. Thế rồi, ông nhắc cho họ nhớ thể nào ông đã lao về hướng con sư tử ấy rồi thọc tay vào cổ họng nó mà giết chết nó đi.
Khi ấy, ông đã giơ cánh tay bị tật của mình lên rồi kêu lớn tiếng: “Trên cơ sở thương tích của tôi, tôi đòi hỏi quyền trở thành lãnh đạo của quí vị”.
Khi dân chúng nghe lời lẽ của ông rồi nhìn thấy bằng chứng khả thi của những điều mà Dazee đã làm cho họ; họ đã hô lên với một giọng nói: “Dazee là lãnh tụ của chúng ta! Dazee là lãnh tụ của chúng ta!”)
Tôi gợi ý với bạn rằng trên cơ sở chỉ các thương tích của Ngài thôi, Chúa Jêsus xứng đáng được thờ phượng, hầu việc và yêu thương bởi hết thảy những ai nhìn biết Ngài. Có phải Ngài là Chúa của sự sống bạn tối nay không? Tôi muốn đề nghị với bạn rằng nếu Chúa Jêsus không phải là Chúa của muôn vật, thế thì Ngài thực sự chẳng phải là Chúa chi hết, Công Vụ các Sứ Đồ 10:36.
G. Ngài là Đấng Trọn Vẹn – Chúa Jêsus để lại cho chúng ta lời hứa rằng Ngài sẽ đi sửa soạn cho chúng ta một chỗ ở trên Trời để chúng ta có thể ở đó với Ngài suốt cõi đời đời, Giăng 14:1-3. Giống như chàng rễ sửa soạn một chỗ cho cô dâu mình, Chúa Jêsus đã phó chính mình Ngài để chu cấp một chỗ cho chúng ta. Và, đây là chỗ đó – Minh họa: Khải huyền 21-22. Một ngày kia, chúng ta sẽ hiệp với Ngài ở chỗ mà Ngài đang sửa soạn sẵn cho chúng ta!
H. Ngài là Đấng Hầu Đến – Trong khi Chúa Jêsus còn ở đây, Ngài nói cho người của Ngài biết rằng Ngài sẽ ra đi. Thế nhưng, Ngài cũng hứa với họ rằng Ngài sẽ trở lại, Giăng 14:1-3. Lời hứa nầy đã được khẳng định bởi các thiên sứ đến dự sự thăng thiên của Chúa, Công Vụ các Sứ Đồ 1:11. Một ngày kia không bao lâu nữa, Cứu Chúa của chúng ta sẽ xuất hiện trên các đám mây trên đất và Ngài sẽ kêu gọi dân sự Ngài lên gặp Ngài trên không trung, I Têsalônica 4:16-18. Vào ngày ấy, loại thân thể tội lỗi, ô uế nầy sẽ được biến đổi ra giống theo ảnh tượng của Ngài, I Côrinhtô 15:51-54. Một ngày kia không bao lâu nữa, chúng ta sẽ được ở với Ngài và chúng ta sẽ được ra giống như Ngài, 1 Giăng 3:1-3.
I. Mọi Hàm Ý Dành Cho Cứu Chúa
II. MỌI HÀM Ý DÀNH CHO CÁC THÁNH ĐỒ (câu 20)
(Minh họa: Tôi nghĩ rõ ràng là từ những việc mà tôi vừa nhắc tới cho thấy rằng sự thăng thiên của Chúa Jêsus vốn có một số hàm ý cho Cứu Chúa. Tôi nghĩ rõ ràng là Thiên đàng đã được thay đổi bởi sự thăng thiên của Chúa Jêsus. Nếu khả thi, Thiên đàng đã ra tốt đẹp hơn trước khi Ngài rời khỏi đó để giáng trần. Vì Đức Chúa Jêsus Christ đã lìa bỏ thiên đàng, trở nên một con người, chịu chết trên thập tự giá vì cớ tội lỗi, đã sống lại từ kẻ chết và đã thăng thiên về Trời, Thiên đàng hiện, và đời đời sẽ ra khác biệt. Vì cớ những điều Chúa Jêsus đã làm, Thiên đàng không còn là ngôi nhà của Đức Cha, Đức Con, Đức Thánh Linh, cùng vô số thiên sứ nữa. Cánh cửa Thiên đàng đã rộng mở cho từng người nào chịu tin cậy Chúa Jêsus bởi đức tin. Mọi hàm ý sự thăng thiên của Chúa Jêsus cũng chuyển một số ơn phước rất đặc biệt cho các thánh đồ của Đức Chúa Trời nữa.
Trong khi sự thăng thiên của Ngài chạm đến Thiên đàng, sự ấy cũng chạm đến những người Ngài để lại sau lưng để lo làm công việc của Ngài ở trên đất. Câu sau cùng trong sách Mác cho chúng ta thấy thể nào sự thăng thiên tác động đến các tôi tớ của Chúa hôm nay).
A. Chức vụ của họ – Mười ngày sau khi Chúa Jêsus thăng thiên về Trời, một biến cố lạ lùng đã diễn ra. Bạn có thể đọc điều nầy ở Công Vụ các Sứ Đồ 1-2. Các môn đồ, số khoảng 120 người, đã cầu nguyện, với một sự nhất trí trọn vẹn, trong một căn phòng ở thành Jerusalem. Trong khi họ cầu nguyện, Thánh Linh của Chúa Jêsus được hứa gửi đến cho họ đã giáng trên họ và họ được ban cho quyền phép của Ngài để rao giảng sứ điệp của Ngài cho một thế giới bị hư mất, Công Vụ các Sứ Đồ 1:8.
Vào ngày ấy, họ đã rao giảng Tin Lành tại thành Jerusalem và 3.000 người từ khắp thế giới lúc bấy giờ đã được cứu. Các môn đồ và những người mới trở lại đạo đã đem sứ điệp Tin Lành đi khắp mọi nơi. Bất cứ đâu họ đến họ đã nói cho mọi người biết rằng họ đã gặp “Chúa Jêsus chịu chết vì tội chúng ta theo Lời Kinh Thánh; và Ngài đã được chôn, Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba theo Lời Kinh Thánh”.
Nhiều ngàn người đã nghe các tin tức tốt lành nầy và đã đến với đức tin nơi Chúa Jêsus, và đạo Tin Lành tiếp tục lan rộng. Lan rộng đến nỗi các môn đồ bị cáo là “đã gây thiên hạ nên loạn lạc”, Công Vụ các Sứ Đồ 17:6. Những gì họ thực sự đang lo làm đúng là những gì Chúa bảo họ phải lo làm ở câu 15. Họ chỉ đang chia sẻ Tin Lành.
(Minh họa: Điều nầy vẫn đang hoạt động hôm nay! Sứ điệp Tin Lành đã không thay đổi trong hơn 2.000 năm qua. Chúng ta có đặc ân đem chính sứ điệp mà các môn đồ đã rao giảng cho thế giới của chúng ta ngày nay.
Mọi người ở chung quanh chúng ta là kẻ bị hư mất và đang dãy chết, họ cần phải nghe biết Chúa Jêsus đã dọn một con đường để cho họ được cứu. Họ cần phải biết có ai đó yêu mến họ đủ để nói cho họ biết về Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là mạng lịnh của Ngài, và đấy là sứ mệnh của chúng ta, Mathiơ 28:19-20.
Liệu hết thảy họ có chịu nghe chúng ta không? Không! Liệu hết thảy họ sẽ đáp ứng bằng cách đến với Chúa Jêsus để được cứu không? Không! Trong khi có nhiều người sẽ không đáp ứng, một số người sẽ đáp ứng! Khi Phaolô và Banaba rao giảng ở Antiốt, đây là những gì Thánh Linh Đức Chúa Trời đã phán về sự cứu rỗi ở đó: “Những người ngoại nghe lời đó thì vui mừng, ngợi khen đạo Chúa, và phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời, đều tin theo” Công Vụ các Sứ Đồ 13:48.
Không phải người nào nghe sứ điệp đều tin theo đâu, song một số người sẽ tin theo! Vì thế, chúng ta phải sống giống như các môn đồ và rao giảng sứ điệp ấy ở bất cứ đâu!)
B. Thầy của họ – Chúa Jêsus đã thăng thiên về Trời rồi, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài “cùng làm với môn đồ”. Cụm từ có ý nói rằng Ngài là “bạn đồng công của họ”. Làm sao điều đó có thể khả thi được chứ? Ngài đang ở trên Trời và họ đang ở dưới đất. Làm sao Chúa Jêsus cùng làm việc với các môn đồ Ngài cho được chứ?
Thứ nhứt, Ngài đã cùng làm việc qua sự cầu thay của Ngài. Khi Ngài cầu thay cho họ ở trên Trời bên tay hữu Đức Chúa Trời, mọi quyền phép họ có cần để hoàn thành sứ mệnh của họ đã được phó cho họ.
Thứ hai, Ngài cùng làm với họ qua quyền phép của Đức Thánh Linh. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự đến, Ngài đã làm những điều mà Chúa Jêsus không thể làm. Trong khi Chúa Jêsus còn ở đây trong thân thể con người, Ngài bị hạn chế đối với một địa điểm ở một thời điểm về mặt địa lý. Nếu Ngài còn ở với bạn, Ngài không thể ở với tôi. Khi Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự đến, Ngài ngự vào từng đời sống của mỗi môn đồ Ngài. Ngài đã ngự đến trong các môn đồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngài đã bước vào trong từng thánh đồ của Đức Chúa Trời, ngay thời điểm họ trở lại đạo, kể từ ngày ấy, I Côrinhtô 12:13; Galati 4:6; Rôma 8:9.
Khi chúng ta làm việc cho Chúa trong thời buổi nầy, chúng ta có thể quyết chắc rằng Ngài sẽ ở với chúng ta, Hêbơrơ 13:5; Mathiơ 28:20. Chúng ta cũng dám chắc rằng Ngài sẽ đứng với chúng ta mặc lấy quyền phép cho chúng ta rồi sử dụng chúng ta cho sự vinh hiển của Ngài. Ngài vẫn làm việc với dân sự của Ngài! Tôi ngợi khen Chúa vì tôi không phải làm điều chi Ngài kêu gọi tôi làm một mình!
C. Đấng Tác Động họ – Khi họ rao giảng, Chúa Jêsus từng “làm vững đạo” với những sự tỏ ra quyền phép thiêng liêng. Một số dấu lạ là những dấu mà chúng ta đã nói tới lần sau cùng ở các câu 17-18. Các dấu lạ nầy không còn có nữa, song Đức Chúa Trời vẫn bận rộn lo làm cho vững Đạo của Ngài.
Ngài khẳng định Lời của Ngài bằng cách chạm đến tấm lòng của một tội nhân hư mất. Ngài kéo họ đến với Chúa Jêsus và Đức Chúa Trời cứu họ khi họ đến bởi đức tin. Ngài thay đổi đời sống ấy và làm cho vững Đạo của Ngài qua việc biến họ thành một “người mới”, II Côrinhtô 5:17.
Ngài làm cho vững Đạo của Ngài bằng cách giữ các lời hứa của Ngài trong đời sống của dân sự Ngài. Ngài đã hứa, họ đã cầu xin và Ngài làm cho vững vì cớ họ. Phần nhiều người trong chúng ta đã được ích từ loại khẳng định đó.
Ngài làm cho vững Đạo của Ngài bằng cách phán với dân sự Ngài qua Lời của Ngài. Sự thể giống như nước tưới trên một linh hồn đang khát khao. Sự thể giống như đồ ăn cho một người đang thiếu kém. Sự thể giống như dầu xức cho tâm linh bị tổn thương. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài khẳng định Lời của Ngài trong sự tỏ ra quyền phép vì sự vinh hiển của Ngài! Đấy là kinh nghiệm của tôi rất nhiều lần trải qua bao năm tháng!
Phần kết luận: Sự thăng thiên của Chúa Jêsus là một biến cố thật lạ lùng. Sự thăng thiên ấy mở ra cánh cửa của thành phố ấy cho hết thảy những người được chuộc phải bước theo. Sự thăng thiên ấy khiến Đức Thánh Linh phải ngự xuống để làm đầy dẫy và cảm động các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Sự thăng thiên ấy thúc đẩy dân sự của Đức Chúa Trời phải làm việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên thế gian. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ sự thăng thiên ấy.
Mác kết thúc quyển sách của ông [trong bản Kinh Thánh Anh ngữ] bằng từ ngữ “amen”. Chúng ta thường nhìn thấy từ ngữ ấy và một lời kết. Chúng ta kết thúc lời cầu nguyện của mình với từ ngữ đó. Chúng ta nói ra từ ngữ ấy khi chúng ta nghe những gì là câu kết cho một vấn đề.
Phải, từ ngữ “amen” có nghĩa là “nguyện sẽ được như vậy”. Khi Mác sử dụng từ ngữ ấy, ông không kết thúc câu chuyện nói tới Chúa Jêsus hay Hội thánh. Khi Mác nói “amen” ở đây, ông đang nói: “nguyện sẽ được như vậy và chắc như thế!” Nói khác đi, Mác đang nói: “Còn có nhiều điều nữa trong câu chuyện. Chưa phải là hết đâu!”
Và, câu chuyện vẫn chưa phải là hết đâu. Chúa Jêsus vẫn ở trên Trời. Ngài vẫn ngự bên tay hữu của Cha Ngài. Ngài vẫn đang cầu thay cho dân sự khi họ hầu việc Ngài trong thế gian nầy. Thánh Linh của Đức Chúa Trời vẫn ngự ở đó làm cho vững sự rao giảng Lời của Đức Chúa Trời bằng cách cứu những linh hồn bị hư mất và thay đổi đời sống của người được chuộc. Hội thánh vẫn còn ở đây đang nói cho thế giới bị hư mất biết rằng Chúa Jêsus có quyền cứu rỗi.
Và, bạn vẫn đang có mặt ở đây. Một, bạn là linh hồn bị hư mất đang cần được cứu, hoặc bạn là một thành đồ của Đức Chúa Trời đã được chuộc sẽ nói cho thế giới bị hư mất biết về Chúa Jêsus. Sự thăng thiên của Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?
Nếu bạn bị hư mất, thì có nghĩa là bạn cần phải đến với Chúa Jêsus để được cứu. Nếu bạn đã được cứu rồi, thì có nghĩa là bạn cần phải tự khẳng định mình với một đời sống phục vụ. Nếu Chúa đã phán với tấm lòng của bạn, bạn hãy đến khi Ngài đang còn kêu gọi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét